Cấu tạo nhông xích xe máy và những điều bạn chưa biết

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Việc thay đổi tỉ số truyền lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của xe

Mặc dù khái niệm về nhông xích (nhông sên) xe máy đã trở nên khá phổ biến, nhưng vai trò của nhông xích mà mọi người biết đơn giản chỉ dừng lại ở vai trò truyền lực từ động cơ đến bánh xe, giúp xe chuyển động.

Tuy nhiên, có một vai trò mà mọi người bỏ qua, mà theo kỹ thuật, nó lại là vai trò quan trọng nhất của hệ thống nhông sên xe máy, đó là hỗ trợ cho việc thay đổi tốc độ trên xe máy.

Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao 2 chiếc xe máy có cũng một động cơ, cùng sức mạnh trong khi tốc độ đạt được của mỗi xe đạt được lại khác nhau?

Đó chính là vài trò của hệ thống nhông sên xe máy

Cấu tạo nhông xích xe máy

Cấu tạo của bộ nhông xích xe máy điển hình

Cấu tạo của bộ nhông xích xe máy điển hình

Như nhìn thấy trên đây, cấu tạo của bộ nhông sên xe máy bao gồm 3 bộ phận chính

– Nhông trước (hay còn gọi là “dĩa”)

Vai trò của nhông trước là bộ phận trực tiếp nhận lực từ động cơ để truyền tới hệ thống xích tải.

– Xích tải (hay còn gọi là sên tải)

Là một chuỗi các mắt xích được nối với nhau với nhau, có tác dụng là dây truyền lực từ dĩa đến líp

– Nhông sau (hay còn gọi là líp)

Là bộ phận truyền lực cuối cùng của hệ thống nhông sên, trực tiếp truyền lực lên bánh xe, giúp bánh xe quay

Cơ chế hoạt động của nhông sên xe máy

Dĩa xe máy nhận lực trực tiếp từ trục động cơ và truyền lực đến xích xe

Dĩa xe máy nhận lực trực tiếp từ trục động cơ và truyền lực đến xích xe

Khi động cơ xe máy hoạt động, sẽ tạo ra một lực làm quay trục, và trục này sẽ truyền lực trực tiếp lên nhông trước.

Khi nhông trước quay, sự chuyển động của các răng, kéo theo sự hoạt động của hệ thống xích tải.

Cuối cùng, khi xích tải hoạt động, thì kéo theo hoạt động quay của líp xe máy và làm quay bánh xe nhờ trục nối líp với trục của xe máy.

Tỉ số truyền lực và ảnh hưởng của nó đến tốc độ xe máy

Tỉ số truyền lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của xe máy

Tỉ số truyền lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của xe máy

Tỉ số truyền được tính như sau:

TSC = TC/SC

Trong đó:

TSC: Tỉ số truyển

TC: Số răng trên bánh răng thứ cấp (bánh răng được truyền lực, với xe máy thì TC ở đây là số răng của líp, tức là nhông sau xe máy)

SC: Số răng trên bánh sơ cấp (bánh răng truyền lực, với xe máy thì SC ở đây là số răng của nhông trước xe máy)

Tỉ số truyền lực ảnh hưởng thế nào đến xe máy

Theo nguyên lý của accimet, chúng ta có thể rút ra ảnh hưởng của tỉ số truyền đến xe máy như sau:

– Nếu tỉ số truyền lớn hơn 1 (TSC.>1) thì lợi lực

Cụ thể, khi tỉ số truyền lớn hơn 1 và càng lớn thì lực sinh ra để di chuyển một vật sẽ càng giảm. Ví dụ, nếu chúng ta có TCS = 2, thì chỉ cần dùng lực 2kg để kéo theo một vât nặng tới 4kg.

Với xe máy, nếu TSC càng lớn, tức là số răng của líp càng nhiều hơn số răng của dĩa xe máy, thì cùng với 1 động cơ hoạt động, thì xe máy có thể trở một khối lượng nặng tối đa nhiều hơn, hay nói cách khác xe máy khỏe hơn

– Nếu tỉ số truyền nhỏ hơn 1 (TSC<1) thì="" lợi="" cho="" đường="">

Cụ thể, nếu TSC<1, tức="" là="" số="" răng="" của="" bánh="" thứ="" cấp="" ít="" hơn="" số="" răng="" của="" bánh="" sơ="" cấp,="" và="" do="" đó,="" khi="" bánh="" sơ="" cấp="" quay="" 1="" vòng="" thì="" bánh="" sơ="" cấp="" quay="" được="" hơn="" 1="" vòng,="" và="" do="" đó="" xe="" máy="" sẽ="" đi="" nhanh="">

Như vậy, tùy theo mục đích sử dụng của xe máy mà chúng ta có thể tùy chỉnh tỉ số truyền để có được hiệu quả tối ưu

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Tin tức về Xe máy

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!