Điều hòa Panasonic nháy đèn timer liên tục: Nguyên nhân và giải pháp xử lý

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nếu như bạn đang gặp tình trạng điều hòa Panasonic nháy đèn timer liên tục, hoặc 2 lần liên tiếp... thì đây có thể là các tín hiệu báo các lỗi trên dòng máy lạnh này.

Sử dụng tín hiệu đèn báo để báo lỗi là một trong các tính năng rất phổ biến trên điều hòa nhiệt độ và thương hiệu Panasonic cũng không phải là ngoại lệ. Nếu như bạn đang sử dụng máy điều hòa Panasonic và gặp tình trạng đèn timer nháy đèn 2 lần hoặc nhiều lần liên tục thì đây có thể là tín hiệu báo trục trặc.

điều hòa panasonic nhấp nháy đèn timer liên tục
Điều hòa Panasonic nháy đèn timer liên tục có thể là tín hiệu báo trục trặc.

1. Nguyên nhân điều hòa Panasonic nhấp nháy đèn Timer

Việc điều hòa Panasonic nhấp nháy đèn Timer màu xanh hoặc đỏ, vàng và số lần nháy có thể hoặc 2 lần hoặc nhiều lần liên tục thì đều có mục đích là cảnh báo điều hòa đang gặp trục trặc. Các vấn đề có thể gặp phải là:

Quạt dàn lạnh bị hỏng: Hơi lạnh không được thổi ra một cách hiệu quả, làm máy lạnh yếu, không lạnh.

Máy lạnh thiếu gas: Mối nối trên ống đồng bị hở hoặc xì, lúc này đèn timer sẽ báo đỏ liên tục.

Máy nén bị hỏng: Đây là một trong những bộ phận quan trọng của máy lạnh, giúp máy lạnh hoạt động hiệu quả.

Board mạch máy lạnh bị lỗi: Đây là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của thiết bị, khi bị lỗi như bị đứt dây điện, nhiều bụi bẩn,… sẽ làm máy chạy sai chương trình, hoạt động không hiệu quả.

Máy bị bám bụi bẩn lâu ngày: Lớp bụi quá dày làm cho hơi lạnh không thổi ra được nên làm cho đèn nhấp nháy báo hiệu.

Đương nhiên là không phải điều hòa Panasonic nháy đèn timer là đều gặp phải các trục trặc trên đây. Do đó, để biết chính xác nguyên nhân khiến đèn timer trên điều hòa Panasonic nháy đèn liên tục thì người sử dụng có thể thực hiện các bước check (kiểm tra) lỗi.

2. Cách kiểm tra lỗi khi điều hòa Panasonic nháy đèn timer

Để hiểu được điều hòa Panasonic bạn đang sử dụng gặp phải lỗi gì thì bạn có thể kiểm tra thông qua các bước như sau:

– Bước 1: Nhấn giữ Check ở cuối remote điều hòa Panasinic trong 5 giây, đến khi màn hình hiển thị dấu “_ _”. Trên thực tế thì phím này hơi nhỏ, do đó, bạn có thể sử dụng các vật có kích thước nhỏ như que tăm hoặc que chọc SIM để qua đó bấm giữ dễ dàng hơn

cách check lỗi khi điều hòa panasonic nháy đèn timer
Sử dụng nút check để kiểm tra lỗi khi điều hòa Panasonic nháy đèn timer.

– Bước 2: Đưa điều khiển về hướng máy lạnh để nhận tín hiệu và nhấn Timer trên remote liên tục cho tới khi có tiếng bíp bíp trên dàn lạnh điều hòa phát ra. Mã lỗi đang nhấp nháy trên màn hình chính là mã lỗi mà điều hòa Panasonic nhà bạn đang sử dụng gặp phải.

cách check lỗi điều hòa panasonic
Bấm nút timer (phần khoanh tròn trên hình) liên tục cho tới khi có tín hiệu bíp bíp để nhận được mã lỗi khi điều hòa Panasonic nháy đèn timer.

– Bước 3: Thoát chế độ kiểm tra lỗi trên remote điều hòa Panasonic bằng cách nhấn giữ nút check khoảng 5 giây. Hoặc không, chỉ khoảng một vài phút sau, màn hình của remote điều hòa Panasonic sẽ tự động chuyển về chế độ thông thường.

Sau bước check mã lỗi thì người sử dụng sẽ có được mã lỗi điều hòa Panasonic. Từ mã lỗi này bạn có thể nắm được nguyên nhân khiến điều hòa Panasonic nháy đèn timer và đưa ra các hướng xử lý chính xác nhất.

điều hòa panasonic nháy đèn timer để báo lỗi
Từ mã lỗi check được, người sử dụng sẽ nắm được nguyên nhân khiến điều hòa Panasoic nháy đèn timer.

3. Ý nghĩ các mã lỗi trên điều hòa Panasonic

Mỗi mã lỗi (gồm chữ và chữ số) sẽ gắn liền với một trục trặc xảy ra trên điều hòa Panasonic. Thông qua mã lỗi, người sử dụng sẽ nắm được vấn đề và đưa ra hướng xử lý khắc phục chính xác vấn đề với điều hòa Panasonic nhà mình.

Mã lỗi 00H: Không có bất thường phát hiện

Mã lỗi 11H: Lỗi đường dữ liệu giữa dàn lạnh và dàn nóng.

Mã lỗi 12H: Lỗi khác công suất giữa dàn nóng và dàn lạnh.

Mã lỗi 14H: Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng

Mã lỗi 15H: Lỗi cảm biến nhiệt máy nén.

Mã lỗi 16H: Dòng điện tải máy nén quá thấp.

Mã lỗi 19H: Lỗi quạt khối trong nhà.

Mã lỗi 23H: Lỗi cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

Mã lỗi 25H: Mạch e-ion lỗi

Mã lỗi 27H: Lỗi cảm biến nhiệt độ ngoài trời.

Mã lỗi 28H: Lỗi cảm biến nhiệt độ giàn nóng.

Mã lỗi 30H: Lỗi cảm biến nhiệt độ ống ra của máy nén.

Mã lỗi 33H: Lỗi kết nối khối trong và ngoài.

Mã lỗi 38H: Lỗi khối trong và ngoài không đồng bộ.

Mã lỗi 58H: Lỗi mạch PATROL

Mã lỗi 59H: Lỗi mạch ECO PATROL

Mã lỗi 97H: Lỗi quạt dàn nóng

Mã lỗi 98H: Nhiệt độ dàn lạnh quá cao ( chế độ sưởi ấm)

Mã lỗi 99H: Nhiệt độ giàn lạnh quá thấp. ( đóng băng )

Mã lỗi 11F: Lỗi chuyển đổi chế độ làm lạnh /Sưởi ấm

Mã lỗi 90F: Lỗi mạch Bost tăng áp cho khối công suất ĐK máy nén

Mã lỗi 91F: Lỗi dòng tải máy nén quá thấp.

Mã lỗi 93F: Lỗi tốc độ quay máy nén.

Mã lỗi 95F: Nhiệt độ giàn nóng quá cao.

Mã lỗi 96F: Quá nhiệt bộ transistor công suất máy nén (IPM)

Mã lỗi 97F: Nhiệt độ máy nén quá cao.

Mã lỗi 98F: Dòng tải máy nén quá cao.

Mã lỗi 99F: Xung DC ra máy nén quá cao.

Có thể thấy, các trục trặc xảy ra khi điều hòa Panasonic nháy đèn Timer thường mang tính kỹ thuật cao. Do đó, để đảm bảo xử lý hiệu quả người sử dụng nên liên hệ với trung tâm bảo hành điều hòa Panasonic, hoặc các thợ sửa chữa có kinh nghiệm để khắc phục vấn đề, đảm bảo khả năng hoạt động ổn định.

Tin tức về Điều hòa

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!