Những điều cần biết về dầu nhớt xe máy

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Dầu nhớt xe máy có tác dụng làm trơn chu động cơ, bảo vệ các chi tiết và làm mát động cơ vận hành êm ái hơn

Ai sử dụng xe máy cũng biết rằng sau một khoảng thời gian nhất định, chúng ta cần phải thay dầu nhớt cho xe máy. Thường mọi người chỉ biết rằng việc thay dầu máy nhằm cho xe chạy trơn chu hơn, nhưng thực ra ít ai biết đến tác dụng thực sự của dầu nhớt đối với xe máy

Websosanh sẽ giúp bạn tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của dầu nhớt xe máy giúp bạn có thể nắm rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của việc thay dầu nhớt thường xuyên đối với chiếc xe máy của bạn.

Dầu nhớt xe máy là gì?

Dầu nhớt là chất lỏng nhớt, có tác dụng làm các động cơ hoạt động trơn chu và bảo vệ các chi tiết của xe máy

Dầu nhớt là chất lỏng nhớt, có tác dụng làm các động cơ hoạt động trơn chu và bảo vệ các chi tiết của xe máy

Dầu nhớt xe là một chất lỏng nhớt điền đầy các khoảng trống trong động cơ, có nhiệm vụ làm giảm ma sát cho các bộ phận chuyển động và chống ăn mòn cho các chi tiết của động cơ.

Dầu máy còn đóng vai trò môi trường tản nhiệt và lưu giữ các hạt vụn kim loại kích thước cỡ micromet sinh ra do bào mòn các phần chuyển động của động cơ, muội than do cháy nhiên liệu và các sản phẩm tạo ra do dầu bị phân hủy

Thành phần của dầu máy bao gồm 2 phần: Thành phần chính với 90% là dầu năng (là một tổ hợp các Hydrocacbon thuộc nhóm parafin dầu mỏ), thành phần thứ 2 là phàn phụ là các phụ gia (quy định một số tính chất khác nahu của các loại dầu nhớt khác nhau)

Vai trò của dầu nhớt với xe máy

Dầu nhớt có tác dụng làm trơn máy, bảo vệ các chi tiết và làm mát động cơ xe máy trong quá trình vận hành

Dầu nhớt có tác dụng làm trơn máy, bảo vệ các chi tiết và làm mát động cơ xe máy trong quá trình vận hành

Với vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động trơn chu của hệ thống hộp số trong xe, và giữ cho các chi tiết được bền lâu, ít bị hao mòn qua thời gian, dầu nhớt với xe máy có những vai trò cơ bản sau:

+) Làm trơn máy

Với tính chất lỏng và nhớt của mình, nhớt làm trơn các linh kiện bên trong máy, để các thành phần này tiếp cận với nhau được dễ dàng, mà không làm tiêu lực do cọ xát. Đặc biệt là khi xe máy để lâu không sử dụng hoặc xe mới khởi động lần đầu, việc có nhớt giúp cho việc khởi động được dễ dàng và xe dễ đi hơn so với việc không có nhớt.

+) Bảo vệ các chi tiết của xe máy

Ngoài việc tạo sự tiếp xúc trơn chu giữa các bề mặt kim loại trong quá trình vận hành máy, nhớt còn giữ cho 2 bộ phận khỏi trực tiếp cà vào nhau khi tiếp xúc, nhờ đó chúng không bị bào mòn (xảy ra khi 2 bề mặt kim loại tiếp xúc vào nhau và gây ra ma sát, khiến các chi tiết bị mòn dưới tác động vật lý)

Ngoài ra, nhớt còn có tác dụng bảo vệ các chi tiết máy khỏi bị ăn mòn (xảy ra khi các chi tiết bằng kim loại tiếp xúc với môi trường và xảy ra tình trạng oxi hóa) Xuyên qua thời gian sử dụng, nhớt bị ôxi hóa, hoặc hấp thụ những chất ô nhiểm và “phế phẩm” sinh ra trong tiến trình cháy nổ ở đầu máy, làm nhớt biến chất, với nồng độ acid càng lúc càng cao. Rồi trong khi làm nhiệm vụ, nhớt lại trải acid ra trên mặt các linh kiện máy, và như thế tiến trình ăn mòn bắt đầu, mau chóng đưa đến sự suy sụp của máy. Vì thế, nhớt phải được chế tạo với những đặc tính chống lại các chất acid này.

+) Nhớt sạch là điều bắt buộc

Với vai trò là người bảo vệ các chi tiết trong máy thì bản thân dầu nhớt phải sạch (sạch theo đúng nghĩa của từ “sạch”) Bất cứ một vẩn bụi nào lớn hơn từ 5 đến 20 micron (tùy loại xe) đều có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho đầu máy nếu không được lấy ra hoặc “kiềm chế” kịp thời (hãy tưởng tượng sợi tóc của chúng ta cũng có kích thước 100 micron).

Ngoài ra, nhớt còn phải tự mình thực hiện công tác thanh tẩy, tức là không cho vẩn bụi lặng xuống để kết tủa thành những tầng cặn trong đầu máy, mà phải liên tục đưa các chất ô nhiễm ấy luân lưu cho đến khi chúng được thải ra qua bộ lọc.

+) Làm mát động cơ

Khi hoạt động, động cơ của xe máy tạo ra nguồn nhiệt rất lớn, nếu không làm mát, các động cơ nhanh chóng bị hỏng, và xe nhanh hỏng. Chúng ta thường nghe thấy xe làm mát bằng dung dịch (nước) hoặc không khí, nhưng nước hoặc không khí giải nhiệt chỉ làm mát được phần trên của đầu máy. Phần còn lại (chứa crankshaft, camshaft, timing gears, piston và rất nhiều thành phần quan trọng khác trong bloc máy) chủ yếu được làm mát do nhớt.

Do đó, vai trò làm mát của dầu nhớt là đặc biệt quan trọng với xe máy.

Với điều kiện Việt Nam thì sau bao lâu nên thay dầu nhớt một lần?

Với điều kiện vận hành ở Việt Nam, cứ sau khoảng 2000 km đi đường bạn nên thay dầu nhớt cho xe máy một lần

Với điều kiện vận hành ở Việt Nam, cứ sau khoảng 2000 km đi đường bạn nên thay dầu nhớt cho xe máy một lần

Quả thực có nhiều thông tin khác biệt nhau về vấn đề này, kinh nghiệm lâu nay đã được kiểm chứng của cánh lái xe là nên thay dầu máy mỗi khi xe chạy hết 3.000 dặm đường.

Nhưng cũng có những ý kiến khác. Với những cải tiến áp dụng trong sản xuất động cơ và sản xuất dầu máy hiện nay thì thay dầu cho 5000 dặm đường là được, còn nếu thay sau 3.000 dặm là lãng phí và tăng thêm lượng dầu thải. Người ta còn thử nghiệm một lại dầu máy tổng hợp mới có các tính năng tốt, thậm chí sau khi chạy 25.000 dặm (40.000km) đường trong điều kiện thông thường mới cần phải thay dầu.

Tuy nhiên, những điều trên đây chỉ mang tính lý thuyết, vì nếu soi về thực tế vận hành của xe máy tại Việt Nam, với điều kiện đường xá không mấy đẹp, và nhiều bụi bẩn, đặc biệt là trong các mùa nắng nóng, bụi bẩn càng nhiều, thì quãng đường đi phải rút ngắn lại.

Cụ thể, ở Việt Nam, các chuyên gia khuyên người sử dụng nên sau 1000 km (hoặc 500 km) đi đầu tiên của xe máy, chúng ta nên thay dầu nhớt 1 lần. Tiếp đó, những lần sau thì cứ khoảng 3000 – 4000 km thì chúng ta thay dầu nhớt một lần. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng xe thường xuyên và đi nhiều (khoảng trên 100 km/ngày), thì chỉ nên sau khoảng 2000 km là bạn nên thay dầu nhớt một lần. Việc thay dầu nhớt sẽ bớt tốn kém hơn rất nhiều tiền so với việc bạn phải thay động cơ xe.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Tin tức về Xe máy

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!