Phân loại các dòng xe mô-tô phân khối lớn (Phần 1)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Giới chơi xe có một cách phân loại khá hiệu quả đó là dựa vào mục đích sử dụng. Với các phân loại này, mô-tô phân khối lớn được chia là 3 nhóm lớn là Street, Off-road và các loại khác.

Cho đến nay, vẫn chưa có một hệ thống phân loại phổ quát cho tất cả các loại mô-tô. Tuy nhiên, giới chơi xe có một cách phân loại khá hiệu quả đó là dựa vào mục đích sử dụng. Với các phân loại này, mô-tô phân khối lớn được chia là 3 nhóm lớn là Street, Off-road và các loại khác.NHÓM STREET

1. Standard (Mô-tô dạng tiêu chuẩn)

Các loại mô-tô phân khối thuộc nhóm Standard rất thường thấy trên đường phố. Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của Standard-bike là tư thế của người cầm lái, thường gần như thẳng đứng, hơi nghiêng về phía trước, nhưng không nghiêng bằng tư thế ngồi của dòng sportbike nhưng cũng không thẳng đứng bằng tư thế ngồi của dòng cruiser. Tư thế như vậy là do chỗ để chân của Standard bike được bố trí ở ngay phía dưới vị trí ngồi, trong khi tay lái cũng có chiều cao phù hợp để người lái không bị quá nhoài về phía trước, tạo tư thế ngồi tự nhiên.

Ưu điểm lớn nhất của Standard bike là sự linh hoạt, mức giá bán tương đối thấp.

Ưu điểm lớn nhất của Standard bike là sự linh hoạt, mức giá bán tương đối thấp.

Ưu điểm lớn nhất của Standard bike là sự linh hoạt, mức giá bán tương đối thấp so với những loại xe khác cùng khối động cơ có sức mạnh vừa phải. Các xe Standard thường không kèm theo kính chắn gió hoặc nếu có cũng tương đối nhỏ.

Về hình dáng, các xe Standard có thiết kế tối giản vỏ ốp bên ngoài, để lộ trọn phần động cơ chứ không bọc lại hoàn toàn như Sportbike, cũng chính vì lẽ đó, đôi khi Standard bike còn được gọi là Naked-bike.

Tại Việt Nam, Standard bike được chia thành 4 hạng chính là:

– Cực ruồi (điển hình như Honda Win100)

Honda Win100

Honda Win100

– Hạng ruồi (điển hình như Honda CB150, Yamaha FZ16…)

Yamaha FZ16​

Yamaha FZ16​

– Hạng trung (điển hình như Honda CB400, Honda CB600F, Yamaha FZ6, Suzuki GSR 750…)

Honda CB 400

Honda CB 400

– Hạng nặng (điển hình như Honda CB1000R, YAMAHA FZ1, Ducati Monster 795)

Honda CB 1000 (Hornet 1000)

Honda CB 1000 (Hornet 1000)

Muscle Bike: Dòng Standard-bike còn có một nhóm nhỏ khác gọi là Muscle-Bike (xe cơ bắp) với thiết kế hầm hố, kích thước đồ sộ và cực kỳ “gân guốc”. Khác với Standard-bike, những xe Muscle-bike được trang bị khối động cơ công suất lớn. Một số loại Streetfighter điển hình mà chúng ta có thể thấy là Suzuki B-King 1300cc; Yamaha V-max 1600cc; Suzuki GSX 1400cc, Harley-Davidson XR1200R…

Xe

Xe “cơ bắp” Yamaha VMax 1800.

Lazareth

Lazareth

Fazer: Đây cũng là một dòng nhánh khác của Standard bike, được sinh ra chủ yếu ở thị trường Mỹ. Xe có thiết kế giữ nguyên gần như tất cả của mẫu Naked-bike thông thường, duy chỉ có phần đầu (Nhật gọi là Super Bol d’or) là được thiết kế lạ hơn nhằm tăng tính “touring” cho xe. Kéo theo đó sẽ là một số thay đổi của cụm đồng hồ xe, tay lái được đưa cao hơn nữa…

Dòng Fazer có những đại diện như : Yamaha FZ1 Fazer; CB400 super Bol d’or…

Yamaha FZ1 Fazer​

Yamaha FZ1 Fazer​

CB400 super Bol d’or​

CB400 super Bol d’or​

2. Sportbike (mô-tô thể thao)

Dòng xe sportbike nổi bật với tốc độ lớn, khả năng tăng tốc giảm tốc tuyệt vời, hệ thống phanh tuyệt hảo cùng khả năng vào cua cực tốt trên những con đường trải nhựa. Dòng sportbike này rất dễ nhận biết với những đặc điểm như cụm tay lái được hạ thấp, kính chắn gió cao, người ngồi có dáng chồm hẳn lên phía trước, trọng tâm ngồi cao, xe nhiều vỏ nhựa để tối ưu hóa lực cản gió…

Dòng xe sportbike nổi bật với tốc độ lớn.

Dòng xe sportbike nổi bật với tốc độ lớn.

Ưu điểm của Sport bike là sự thoải mái cùng khả năng tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả hơn so với các loại xe không chuyên khác.

Về thiết kế, do đây là loại xe chuyên dùng cho các cuộc đua, nên các sportbike có thiết kế gọn gàng, chắc chắn. Các yếu tố trên xe được thiết kế kĩ lưỡng để mang lại sự cứng cáp và ổn định cho xe. Hệ thống phanh cũng được thiết kế đặc biệt, đảm bảo an toàn cho xe trong những trường hợp khẩn cấp. Hệ thống treo của dòng xe sportbike được thiết kế rất tiên tiến, cả về chức năng hoạt động và độ bền sử dụng.

Là loại xe thể thao, tốc độ cực cao, nên tư thế ngồi khi lái xe sportbike cũng rất khác biệt với các loại xe khác. Người điều khiển xe thường phải ngồi ngoài về phía trước, thân ôm sát bình xăng, trọng tâm nâng cao. Xe cũng có vị trí để chân cao hơn so với bình thường để hai chân gần hơn với cơ thể nhằm tiện cho việc đổ cua. Trọng tâm xe cũng dồn hoàn toàn về phía trước. Ở tốc độ khoảng gần 160 km/h, người lái sẽ cảm thấy rất thoải mái do xe hỗ trợ rất tốt trọng lượng nhờ tư thế ngồi nhoài về phía trước. Tuy nhiên, ở tốc độ thấp, người lái sẽ rất mau mỏi tay do tư thế ngồi khiến toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào tay và cổ tay.

Giống như Standard bike, Sportbike cũng được chia làm các hạng là:

– Hạng ruồi (điển hình là Honda CBR150, APRILA 125, Yamaha R15…)

Honda CBR 150i

Honda CBR 150i

– Hạng vừa (Honda CBR600, Yamha R6, Suzuki GSX 600 hoặc 750, Kawasaki Z6R…)

Honda CBR 150i

Honda CBR 150i

– Hạng nặng (CBR1000, Yamaha R1, Ducati 1098, Suzuki GSX 1000, Kawasaki Z10R…)

Kawasaki Z10R​

Kawasaki Z10R​

Street-Fighters: Một phân nhánh nhỏ của dòng sportbike là street-fighters, với phần vỏ xe được lược bớt và tay lái xe được nâng cao hơn so với sportbike truyền thống. Những mẫu street-fighter mang đường nét thể hiện tính khí động học cao, những đường vát mạnh, cụm tay lái được hạ xuống thấp gần như dòng sport-bike. Đặc điểm nữa của dòng này là thường có trọng lượng nhẹ, khối động cơ tiếp cận gần hơn với dòng sport-bike, có dáng ngồi chồm về phía trước nhiều hơn.

Ducati Street Fighter​

Ducati Street Fighter​

Triumph Street Fighter​

Triumph Street Fighter​

3. Touring bike

Đúng như tên gọi của nó, đây là dòng xe hữu hiệu nhất với những ai muốn di chuyển những cung đường dài với đầy đủ những trang thiết bị tối ưu được tích hợp.

Trên thực tế, bất kỳ loại mô-tô phân khối lớn nào cũng có thể sử dụng cho các chuyến đi xa, song dòng touring bike là loại có thiết kế đặc biệt vượt trội dành riêng cho các chuyến đi với khoảng cách cực dài. Dòng xe này được trang bị khối động cơ lớn, kính chắn gió, có thể điều chỉnh được cao, thấp tùy chọn, bình xăng lớn cho những chuyến đi xa cùng yên sẽ ngồi khá thoải mái, cho người lái cũng như người ngồi sau. Ghế được bọc da, chống thấm nước rất tỉ mỉ, lót mút ở dưới yên rất dày tạo cảm giác thỏa mái, không bị ê mông mỗi khi di chuyển trên quãng đường xa.

đây là dòng xe hữu hiệu nhất với những ai muốn di chuyển những cung đường dài

Đây là dòng xe hữu hiệu nhất với những ai muốn di chuyển những cung đường dài.

Tay lái của dòng touring được đưa lên cao, đó chính là vị trí tay lái thỏa mái nhất mà các nhà phát triển dành cho người lái trên những cung đường dài. Vị trí để chân người lái cũng vừa tầm. Khi đi xe touring, người lái có dáng ngồi thẳng lưng, hơi chồm lên phía trước với cụm tay lái được đưa lên cao.

Chính vì động cơ và bình xăng lớn, một số xe touring bike có hình dáng rất đồ sộ, thường được trang bị thêm thùng, cốp chứa đồ. Thân hình khủng, trọng lượng cũng khủng không kém. Có chiếc touring có trọng lượng lên tới 390-410 kg và khi xếp đủ đồ cộng thêm trọng lượng người lái, người ngồi sau cùng đồ đạc có thể lên đến 590-640 kg.

Xe touring bike cũng được chia làm các hạng là:

– Hạng ruồi (như Honda Varadero 125​)

Honda Varadero 125​

Honda Varadero 125​

– Hạng trung (như Honda Varadero 700​)

Honda Varadero 700​

Honda Varadero 700​

– Hạng nặng (như Honda Gold Wing​, Harley Davidson Road King​, Harley Davidson Ultra​ hay Victoria Vision​)

Harley Davidson Ultra​

Harley Davidson Ultra​

Harley Davidson Road King​

Harley Davidson Road King​

Victoria Vision​

Victoria Vision​

Sport-touring: Dòng touring bike còn được chia nhỏ thành một nhóm nữa là Sport-touring – lai giữa sportbike và touring bike. Dòng xe này được thiết kế ra với mục đích mang lại cho người lái cảm giác thỏa mái trên những cung đường dài mà vẫn được trải nghiệm chiếc xe ở dải tốc độ lớn. Chính vì là xe lai, sport-touring có tốc độ không thua kém là bao so với sportbike, song dáng ngồi không quá vươn và quá mỏi như sportbike, song chiếc xe cũng không to tướng và cồng kềnh như dòng Touring nhưng vẫn sở hữu nhiều đặc điểm tiện ích mà dòng Touring mang lại.

Kawasaki Concours 14​

Kawasaki Concours 14​

BMW K-1600 GTL​

BMW K-1600 GTL​

Honda ST1300​

Honda ST1300​

Sport-touring mang lại cho người lái dáng ngồi thẳng lưng, hơi chồm lên phía trước với cụm tay lái được đưa lên cao. Dòng xe này cũng có kính chắn gió, đa số là điều chỉnh được cao, thấp tùy chọn do người lái. Dòng này có dung tích xy-lanh nhỉnh hơn dòng Sport-bike nhưng lại thấp hơn dòng Touring.

Chạy Sport-touring cũng khá thích. Vẫn giữ được ưu thế tốc độ mà vị trí lái lại rất thỏa mái (góc lái lớn) tuy rằng người lái nhiều khả năng sẽ không trụ được lâu như Touring. Dòng xe này cũng được trang bị những options từ Touring như: kính chắn gió lớn (tùy chỉnh); sưởi tay nắm, loại xịn thì có sưởi ghế; loa kèn, thùng cốp…

(Còn nữa)

Quốc Đạt (Theo WikiHow và Americanmotorcyclist)

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Xe máy

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!