Thông tin về truyện tranh cổ tích
Trong thời gian dịch bệnh Covid 19 có những diễn biến phức tạp, việc các bé ở nhà cũng như thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội đã đặt ra rất nhiều vấn đề đối với các bậc phụ huynh. Đặc biệt là việc tạo cho các bé không gian vui chơi học tập cùng hình thức giải trí lành mạnh, tránh tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ. Với hoàn cảnh đặc biệt như vậy, nhiều bậc phụ huynh đã đặt câu hỏi rằng có nên cho các bé đọc truyện tranh cổ tích không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết ngày hôm nay. Cùng tìm hiểu bạn nhé.
Trên thực tế, truyện tranh cổ tích là một phần gần như không thể thiếu trong tuổi thơ của nhiều người. Với tính giáo dục tương đối cao về nhân cách và phẩm chất đạo đức của mình, truyện tranh cổ tích đem đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc, có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành tính cách của con người. Chính vì vậy, việc lựa chọn ấn phẩm phù hợp với lứa tuổi và trình độ tiếp thu của con trẻ là một điều hết sức quan trọng mà các bậc phụ huynh cần phải lưu tâm.
Truyện tranh cổ tích có tính giáo dục cao
Như đã giới thiệu ở trên, truyện tranh cổ tích là một thể loại truyện có tính giáo dục rất cao, đặc biệt là đối với đối tượng nhạy cảm về mặt nhận thức như trẻ em. Chính vì vậy, việc cho các bé đọc truyện tranh cổ tích trong thời điểm nghỉ dịch ở nhà sẽ là rất tốt khi vừa có thể giáo dục cho bé những đức tính tốt đẹp cần có ở một con người lương thiện cũng như tạo cho các bé không gian sinh hoạt hàng ngày giàu tri thức mà không cần phải ra bên ngoài.
Những câu chuyện về sự nhân hậu, lòng quả cảm cũng như tình cảm yêu thương giữa người với người và với người với con vật chính là mô - típ được sử dụng rất nhiều trong truyện tranh cổ tích. Chúng không chỉ truyền cho các bé một động lực sống và cống hiến mãnh liệt đầy khao khát mà còn tạo dựng một thế giới quan, một nhân sinh quan đúng mực cho các bé. Đây có thể được coi là một cách giáo dục gián tiếp hết sức hiệu quả mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng.
Truyện tranh cổ tích có tính giải trí cao
Bên cạnh tính chất giáo dục cao của mình thì truyện tranh cổ tích còn có tính giải trí rất cao. Đây chính là lý do hấp dẫn các bé và biến truyện tranh cổ tích trở thành một sự lựa chọn hoàn toàn hợp lý để thay thế cho sức của những thiết bị công nghệ cao hiện nay. Các hình ảnh, tranh vẽ mang tính gần gũi mà có phần cường điệu hóa về mặt thực tế sẽ giúp các bé liên tưởng tới tình tiết truyện nhanh hơn, tốt hơn đồng thời giải tỏa căng thẳng sau những giờ học trực tuyến rất tốt.
Do đó mà truyện tranh cổ tích trở thành hình thức giải trí hết sức lành mạnh, bổ ích và đầy hấp dẫn đối với các bé. Cha mẹ có thể dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để cùng các bé đọc các ấn phẩm này cũng như giải thích, phân tích các chi tiết quý giá về mặt giáo dục cho các bé. Đây sẽ là thời gian tuyệt vời để cha mẹ và con cái xích lại gần nhau hơn sau những ngày bận bịu với công việc cũng như lo toan trong cuộc sống.
Cẩn thận với dị bản của truyện tranh cổ tích
Tuy nhiên, bên cạnh tính chất giáo dục và giải trí cao, hiện nay đang xuất hiện khá nhiều dị bản của truyện tranh cổ tích gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng và dư luận. Một số ấn bản của thể loại truyện này mắc các lỗi diễn đạt khiến cho ý nghĩa của câu chuyện gần như bị bẻ cong, khiến người đọc gặp nhiều hiểu lầm và từ đó tác động xấu đến nhận thức của trẻ. Thậm chí, một số dị bản còn có tính chất bạo lực khách quan khiến cho các bé có xu hướng sợ và không muốn tìm đọc. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý trong việc lựa chọn truyện tranh cổ tích phù hợp cho con mình.
Với những chia sẻ trên đây, có lẽ bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên cho trẻ em đọc truyện tranh cổ tích hay không rồi phải không nào? Đừng quên chia sẻ với bạn bè và người thân của mình để mọi người cùng được biết và lựa chọn những ấn phẩm phù hợp với con em mình bạn nhé. Chúc bạn đọc một tuần mới vui vẻ và tràn đầy năng lượng.