11.460 kết quả tìm kiếm “

thức ăn cho chó cảnh

Tảo Bột - Thức Ăn Cho Artemia Cá Cảnh (500g)
Tới nơi bán
TÁO CẢNH FOOD  Thức ăn cho ốc
Tới nơi bán
Thức ăn cho cá cảnh cá 7 màu
Tới nơi bán
Thức ăn cho rùa cảnh Incher Gold
Tới nơi bán
Thức ăn cho tôm tép cảnh Crawfish
Tới nơi bán
TÁO CẢNH FOOD  Thức ăn cho ốc
Tới nơi bán
TÁO CẢNH FOOD  Thức ăn cho ốc
Tới nơi bán
TÁO CẢNH FOOD  Thức ăn cho ốc
Tới nơi bán
TÁO CẢNH FOOD  Thức ăn cho ốc
Tới nơi bán
TÁO CẢNH FOOD  Thức ăn cho ốc
Tới nơi bán
Chén đá đựng thức ăn cho cá tép cảnh
Tới nơi bán
Chén đá đựng thức ăn cho cá tép cảnh
Tới nơi bán
thức ăn cho nhím cảnh 500gram
Tới nơi bán
Thức ăn cho tép cảnh BDA - B2
Tới nơi bán
Thức ăn cho tép cảnh BDA - B2
Tới nơi bán

Thông tin về thức ăn cho chó cảnh

Nhiều người có ý định nuôi chó cảnh đều có chung hoang mang lo lắng về vấn đề ăn uống của chúng. Tuy nhiên, thực tế theo nhiều người có kinh nghiệm nuôi giống chó này chia sẻ, chó cảnh tây thực sự không quá kén ăn, chúng cũng không nhất thiết phải ăn “sơn hào hải vị”, thực phẩm đắt tiền như một số người lo lắng. Điều quan trọng nhất trong vấn đề ăn uống của các chú chó cảnh và lựa chọn thức ăn cho chó cảnh đó chính là việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để chúng có thể phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Những giống chó cảnh được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều giống chó cảnh khác nhau, trong đó phổ biến là các giống chó dưới đây:

Chó chihuahua.

Chó Bắc Kinh và Bắc Kinh lai Nhật.

Chó lạp xưởng.

Chó Phú Quốc.

Chó Poodle.

Chó Pug mặt xệ.

Chó Alaska.

Chó Husky.

Chó Samoyed.

Chó phốc sóc.

Chó Pitbull.

Các loại chó cảnh phổ biến ở Việt Nam

 

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho chó cảnh

Trước tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng phù hợp với các chú chó cảnh khi được nuôi tại Việt Nam. Hầu hết người nuôi Việt Nam đều rất ít quan tâm đến vấn đề xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho các chú chó cảnh. Và thường nuôi theo kiểu “có gì cho ăn nấy”. Vậy chế độ dinh dưỡng khoa học cho chó cảnh khoa học là như thế nào?

Theo các chuyên gia thú y, hệ tiêu hóa của chó cảnh phù hợp với thức ăn nhiều chất béo và protein. Chúng có thể hấp thụ và tiêu hóa dễ dàng 2 nhóm thức ăn này. Sau này khi được thuần hóa sống cùng với con người, chó cảnh mới bắt đầu dần thích nghi với việc ăn tinh bột và rau củ quả. Nhưng chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chúng vẫn phải đảm bảo hàm lượng chất béo và protein

Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng giống chó cảnh, độ tuổi và mức độ vận động mà tỉ lệ chất béo và protein trong khẩu phần ăn uống hàng hàng của chúng sẽ khác nhau. Thông thường, tỉ lệ protein sẽ dao động trong khoảng từ 20 đến 30% trong tổng khối lượng thức ăn; trong khi đó chất béo chiếm khoảng 10 đến 16% khối lượng thức ăn. Số lượng thức ăn còn lại là tinh bột, chất xơ, vitamin, khoáng chất và những thực phẩm bổ xung khác như canxi…

Chó cảnh càng ít tuổi thì hàm lượng chất béo và protein càng cần nhiều hơn. Trong khi đó, các chú chó cảnh có cơ bắp phát triển, ưa vận động chạy nhảy thì tỉ lệ protein càng cần phải lớn hơn. Đặc biệt, những chú chó cảnh có bộ lông dài và dày sẽ cần lượng chất béo và protein cao hơn so với các giống chó cảnh lông ngắn. Lý do là vì chó cảnh lông dài cần nhiều protein để phát triển lông; trong khi đó chất béo giúp bộ lông của chúng luôn khỏe mạnh và bóng mượt.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho các chú chó cảnh

 

Thức ăn cho chó cảnh: Loại thức ăn nào là tốt nhất?

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, thức ăn cho chó cảnh không đòi hỏi người nuôi phải cho chúng ăn những thực phẩm đắt đỏ và khó tìm. Chế độ ăn uống của chúng chỉ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng gồm chất béo, protein, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Đối với chất béo và protein 

Đây là 2 dưỡng chất quan trọng nhất đối với các chú chó cảnh. Chất béo và protein thường có nhiều nhất trong nội tạng động vật, trứng và các loại thịt. 

Loại thịt tốt nhất là thịt bò, tiếp đó là thịt gà, cá biển, thịt lợn nạc. Nội tạng thì gồm có gan, lòng, phổi, tim, óc, bầu dục. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho các chú chó cảnh ăn trứng vịt lộn, trứng gà, trứng vịt. Tuy nhiên khi ăn trứng bạn cần cho có cảnh ăn thêm mỡ gà, mỡ cá, dầu thực vật vì loại thức ăn này có rất ít chất béo.

Khi chế biến thịt, trứng hay nội tạng cho chó cảnh ăn, bạn không nên xào hoặc rán với nhiều dầu mỡ. Việc ăn quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ sẽ khiến các chú chó cảnh bị đi ngoài và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Không cho chó cảnh ăn thịt sống, chỉ cho ăn khi đã được chế biến sạch sẽ và nấu chín. Ăn thức ăn sống có thể làm hỏng đường ruột của chó cảnh.

Tinh bột, chất xơ và vitamin

Các chất dinh dưỡng này thường có nhiều trong cháo, cơm, khoai, rau, củ, quả. Tuy nhiên, chó cảnh thường không thích ăn những thức ăn này. Nên nếu nuôi chó cảnh bạn nên tập cho chúng ăn từ khi bắt đầu ăn dặm. 

Để có cảnh chịu ăn rau, bạn có thể thái nhỏ rồi trộn với cơm và thịt, nội tạng và trứng rồi cho chúng ăn. Việc cung cấp đủ chất xơ và vitamin sẽ giúp chó cảnh tăng sức đề kháng, phòng ngừa táo bón và ít bệnh tật.

Thức ăn chế biến sẵn cho chó

Bên cạnh việc trực tiếp mua thức ăn tươi về nấu cho chó cảnh ăn, thức ăn chế biến sẵn dành riêng cho chó cũng là lựa chọn của nhiều  người nuôi. Thức ăn sẵn không chỉ đảm bảo cung cấp đủ dinh dương mà còn rất tiện lợi, đảm bảo an toàn, phù hợp trong trường hợp bạn không có thời gian rảnh vì công việc quá bận rộn. Tuy nhiên, so với thức ăn tươi, hương vị của thức ăn sẵn sẽ kém hấp dẫn hơn. 

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều sản phẩm thức ăn sẵn cho chó bạn có thể chọn mua như: Royal Canin, Pedigree, Smartheart, Ganador… Mỗi loại đều có những ưu điểm cũng như hạn chế riêng. Do đó, bạn cần tìm hiểu để lựa chọn được sản phẩm thức ăn sẵn phù hợp nhất với chú chó cảnh của mình.

Chó cảnh cũng có thể ăn thức ăn sẵn

 

Nên cho chó cảnh ăn bao nhiêu thức ăn mỗi ngày?

Trung bình, lượng thức ăn mỗi ngày cho 1 con chó cảnh bằng khoảng từ 2.8% đến 4% trọng lượng cơ thể chúng. Tuy nhiên, với chó cảnh con từ 8 đến 12 tháng khối lượng thức ăn sẽ cần khoảng 3-3.3% trọng lượng cơ thể. Còn với các chú chó cảnh dưới 8 tháng tuổi, khối lượng thức ăn cần là 3.3 đến 3.5% trọng lượng cơ thể. Riêng đối với các chú chó cảnh già, hệ tiêu hóa kém và ít vận động thì lượng thức ăn chỉ cần từ 2.8 đến 3.1% trọng lượng cơ thể.

Đặc biệt, với những giống chó cảnh phải làm việc nặng, vận động liên tục và có cơ bắp phát triển như Pitbull, Rottweiler, Bully, Doberman, Phốc Hươu, Becgie, Lạp Xưởng, Husky, Alaska hay Samoyed thì khối lượng thức ăn mỗi này sẽ cần nhiều hơn, khoảng từ 3.7 đến 4% trọng lượng cơ thể. Đây là lượng thức ăn tốt nhất để cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để chúng hoạt động, làm việc và phát triển.

Để dễ hiểu hơn, hãy cùng lấy 1 ví dụ cụ thể nhé. Một chú chó cảnh Pitbull trưởng thành khỏe mạnh nặng 10kg, thường xuyên vận động, chạy nhạy thì khối lượng thức ăn sẽ bằng 4% trọng lượng cơ thể, tương đương với 400g/1 ngày. Trong 400g  thức đó phải có 15% béo và 30% protein từ thịt và nội tạng, số còn lại là các chất dinh dưỡng khác.

Lượng thức ăn mỗi ngày cho 1 chú chó cảnh bằng khoảng từ 2.8% đến 4% trọng lượng cơ thể chúng

 

Hy vọng với những thông tin về thức ăn cho chó cảnh chúng tôi chia sẻ ở trên, các bạn đã có thể hoàn toàn yên tâm và đủ tự tin để mua một chú chó cảnh về nuôi để bầu bạn với mình.


 

Tin tức về thức ăn cho chó cảnh

Ý nghĩa mã vạch 070074117591 và 8710428999849 trên sữa Ensure nhập khẩu

Ý nghĩa mã vạch 070074117591 và 8710428999849 trên sữa Ensure nhập khẩu

Sữa Ensure nhập khẩu là dòng sữa cao cấp bổ sung dưỡng chất cho người lớn tuổi, người mới phẫu thuật hay mẹ bầu. Tuy nhiên, mỗi nơi bán đôi khi bạn sẽ thấy một mã vạch mới khiến nhiều người hoài nghi về nguồn gốc sản phẩm. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về ý nghĩa của dãy số này trên các lon sữa Ensure.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!