Tin tức về Ổ cứng Laptop
Ổ cứng Laptop
Ổ Cứng HDD 3.5" Seagate BarraCuda 2TB SATA 7200RPM 256MB Cache (ST2000DM008)
Ổ cứng Desktop WD HDD Gold WD141KRYZ (14TB/3.5/SATA 3/256MB Cache/7200RPM)
Ổ cứng HDD Laptop Seagate Firecuda 2TB 2.5 Inch, 5400RPM SATA3 6GB/s, 128MB Cache
Ổ cứng Desktop WD HDD Gold 4TB WD4003FRYZ (4TB/3.5 inch/SATA 3/256MB Cache/7200RPM)
Ổ cứng Desktop WD HDD Gold WD8004FRYZ (8TB/3.5 inch/SATA 3/256MB Cache/7200RPM)
Ổ cứng Desktop WD HDD Gold 6TB WD6003FRYZ (6TB/3.5 inch/SATA 3/256MB Cache/7200RPM)
Thông tin về Tin học, Linh kiện Laptop, Ổ cứng Laptop
Ổ cứng laptop là gì?
Ổ cứng laptop được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị di động như máy tính xách tay, có đặc điểm là kích thước nhỏ, tiêu thụ điện năng thấp và có khả năng chống sốc. Đây sẽ là nơi lưu trữ chính của máy. Hệ thống điều hành mà bạn cài đặt cũng sẽ nằm trên ổ cứng và tất cả dữ liệu sử dụng, hoạt động của bạn đều nằm trên đây.
Có mấy loại ổ cứng laptop
Hiện nay trên thị trường được sử dụng nhiều nhất là ổ cứng SSD và HDD. Ngoài ra còn có loại ổ cứng kết hợp ưu điểm của hai loại này gọi là ổ cứng lai Hybrid HD và một loại bộ nhớ Optane của Intel. Nói chung là có 4 loại.
Ổ cứng HDD (Hard Disk Driver)
HDD là loại ổ cứng truyền thống và tốc độ quay của nó rơi vào khoảng 5400 vòng/phút trên laptop. Số vòng quay càng cao thì hiệu suất càng tốt. Ưu điểm của loại ổ cứng này là có dung lượng lưu trữ lớn nhưng tốc độ đọc lại rất chậm, cho nên nó được dùng để lưu trữ dữ liệu là chủ yếu.
Ổ cứng SSD (Solid State Drive)
SSD là loại ổ cứng mới và bắt đầu trở nên phổ biến những năm gần đây. Loại SSD thông dụng hiện nay được chia làm 2 loại là SATA 3.0 và M.2. Ưu điểm của ổ SSD là có tốc độ đọc nhanh hơn nhiều so với ổ HDD truyền thống, máy sử dụng SSD cũng nhanh hơn về mặt tốc độ chuyển đổi và tải các ứng dụng lớn, trải nghiệm tuyệt vời với SSD dần trở thành cấu hình tiêu chuẩn của laptop.
Tuy nhiên, ổ cứng SSD cũng có nhược điểm là dung lượng lưu trữ của nó không quá nhiều mà giá lại đắt hơn. Thế cho nên mới có việc SSD vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn ổ HDD. Nhiều thương hiệu sản xuất laptop hiện nay đã xem việc kết hợp ưu điểm của 2 ổ này vào cùng một máy tính để đem lại hiệu suất xử lý và không gian lưu trữ tốt nhất.
Ổ cứng lai
Hybrid HD chủ yếu là góp nhặt ưu điểm của SSD và HDD nhưng nó cũng có nhiều hạn chế, nếu không chắc hẳn cũng đã được áp dụng từ lâu.
Bộ nhớ Intel Optane
Optane không phải là một định dạng bộ nhớ, nó chỉ là một dạng kỹ thuật chế tạo kết hợp với công nghệ độc quyền của Intel để mang lại tốc độ nhanh hơn với độ trễ thấp. Có thể nói nó như một bộ nhớ đệm, bổ trợ cho ổ cứng chính.
8 thương hiệu ổ cứng laptop uy tín hàng đầu thế giới
1. Western Digital
2. SEAGATE
3. Samsung
4. Kingston
5. Intel
6. SanDisk
7. Crucial
8. ADATA
Bên cạnh những thương hiệu này còn có rất nhiều thương hiệu kém nổi tiếng hơn như Lenovo, Toshiba, LiTeon, Apacer, Corsair, Tigo…
Những điều cần lưu ý khi mua ổ cứng laptop
Khi mua ổ cứng laptop, bạn hãy chú ý đến một vài gạch đầu dòng như sau:
- Nên chọn loại nào có số vòng quay càng cao càng tốt vì tốc độ càng nhanh thì tốc độ đọc/ghi của ổ cứng càng nhanh và hiệu suất càng mạnh, có làm việc hay chơi game cũng không bị ảnh hưởng. Nhưng ngược lại, tốc độ nhanh cũng đồng nghĩa với việc máy sẽ tốn nhiều điện năng hơn và ồn hơn.
- Nếu bạn cần không gian lưu trữ, hãy chọn HDD, còn nếu muốn hiệu suất tốt, thì chọn SSD.
- Kích thước vật lý phải phù hợp. Ở laptop kích thước ổ cứng thường là 2.5 inch còn máy tính để bàn là 3.5 inch. Cái này bạn cần nắm rõ kẻo mua về lại không lắp được vào.
- Loại cổng giao tiếp của ổ cứng phải phù hợp với laptop. Hầu hết ổ HDD và SSD ngày nay đều sử dụng cổng SATA để gắn trong, còn chuẩn giao tiếp IDE trước đây hầu như không còn bán nữa. Ổ SSD và HDD có cổng SATA-3 hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 6GB/s đồng thời vẫn có thể tương thích ngược với chuẩn giao tiếp SATA-2 cũ với tốc độ 3GB/s.
- Cả SSD và HDD đều có loại gắn trong và gắn ngoài. Tùy nhu cầu mà bạn chọn loại phù hợp.
- Dung lượng lưu trữ của SSD hiện nay không vượt quá 512GB, còn HDD không vượt quá 4TB. Tùy theo nhu cầu công việc và hiệu suất yêu cầu mà bạn chọn dung lượng phù hợp, tránh việc mua cao quá lãng phí tiền bạc còn thấp quá lại không đủ để dùng.