Tin tức về điện thoại bàn
Điện thoại cố định Panasonic KX-TS500MX - màu đen/ trắng/ xám/ xanh/ đỏ
Thông tin về điện thoại bàn
Tìm hiểu thông tin về điện thoại bàn
Điện thoại bàn hay điện thoại cố định là loại điện thoại sử dụng các kết nối bằng các đường dây cáp vật lý và hiện chủ yếu là cáp đồng.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin xung quanh tới điện thoại bàn.
1. Điện thoại bàn ra đời năm nào?
Người ta cho rằng, những ý tưởng về chiếc điện thoại bắt nguồn từ năm 1844, tuy nhiên, chiếc điện thoại thực sự "bằng xương bằng thịt" ra đời vào năm 1870. Và người đầu tiên làm ra chiếc điện thoại chính là Alexander Graham Bell, ông đã bắt đầu nghiên cứu các vấn đề liên quan tới liên lạc thông qua điện thọa từ năm 23 tuổi.
Và cuộc điện đàm đầu tiên trên thế giới chính là giữa Alexander Graham Bell và người trợ lý của ông ngồi cách đó 4-5 mét vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại ngắn ngủi: “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!”.
Điện thoại từ những năm 1870 tới 1967 chỉ là điện thoại cố định, và suốt cả thế kỷ, điện thoại bàn là phương tiện duy nhất giữa những người ở khoảng cách xa. Cho tới năm 1967, những chiếc điện thoại di động thương mại lần đầu được giới thiệu.
2. Các loại điện thoại bàn
Với sự phát triển của công nghệ, người ta cũng tạo ra khá nhiều các dòng điện thoại bàn khác nhau để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu từ phía người dùng, cụ thể, hiện nay các điện thoại bàn phổ biến gồm:
- Điện thoại cố định: là loại điện thoại được gắn với dây cáp và đặt cố định trên bàn. Tai nghe được gắn với bàn phím và không thể di chuyển. Điện thoại cố định cũng có các loại không có hoặc có hiển thị số gọi đến. Ngoài ra, nhiều loại điện thoại bàn cố định còn có kèm theo chức năng ghi âm cuộc gọi, xem lại lích sử cuộc gọi...nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau từ phía người sử dụng.
- Điện thoại bàn kéo dài: là loại điện thoại vẫn sử dụng đế cắm cố định để kết nối dây mạng, tuy nhiên, bản thân điện thoại không kết nối với đế qua dây mà sử dụng kết nối không dây. Người dùng có thể thoải mái đi lại xung quanh đế cắm và đàm thoại, tuy nhiên không được đi quá xa. Điện thoại bàn kéo dài thường có màn hình hiển thị với chức năng hiển thị số gọi đến, các tùy chọn ghi âm, xem lại lịch sử cuộc gọi...
- Điện thoại IP: cũng có thiết kế tương tự điện thoại cố định, tuy nhiên dòng điện thoại IP lại sử dụng kết nối internet để trò chuyện thay vì cáp viễn thông thông thường. Với điện thoại IP, người sử dụng sẽ tiết kiệm được tiền hóa đơn điện thoại hàng tháng hơn khá nhiều. Loại này được sử dụng nhiều trong liên lạc nội bộ hoặc giữa các chi nhánh của công ty với nhau.
Ngoài ra, tùy nhu cầu đặc thù người ta cũng có khá nhiều các dòng điện thoại bàn khác nhau để phục vụ nhu cầu.
3. Các chức năng của điện thoại bàn
Khác với điện thoại di động, các chức năng của điện thoại bàn khá là hạn chế với một số chức năng sau:
- Chức năng nghe gọi
- Chức năng ghi âm cuộc gọi
- Chức năng lưu lịch sử cuộc gọi
- Chức năng nhắn tin ở một số dòng điện thoại bàn
Điện thoại trước đây khá phổ biến ở mỗi gia đình, tuy nhiên với sự xuất hiện của điện thoại di động, đặc biệt là smartphone thì điện thoại bàn chủ yếu được sử dụng cho các tổng đài của các công ty, đơn vị, hoặc nhu cầu liên lạc trong nội bộ công ty.