Tin tức về Sách Văn học nước ngoài
Sách Văn học nước ngoài
Những câu chuyện kỳ lạ của Darren Shan (T11): Chúa tể bóng tối - Darren Shan
Thanh Kiếm mùa hè - Phần 1 - Series Magnus Chase Và Các Vị Thần Của Asgard
Thông tin về Sách, Văn học, Sách Văn học nước ngoài
Đối với nhiều bậc phụ huynh Việt, việc cho con trẻ tiếp cận với sách văn học chính là ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển trí tuệ và giáo dục con trẻ có được một nhân cách tốt. Sự tổng hợp kiến thức cùng khả năng phát triển tư duy ngôn ngữ chính là những lợi ích mà sách văn học mang lại cho trẻ em. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ khi tìm mua sách văn học cho con mình đã đặt câu hỏi rằng có nên cho trẻ em tiếp cận sách văn học nước ngoài sớm không? Đừng lo, câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này.
Không giống như văn học Việt Nam, sách văn học nước ngoài có một số điểm khác biệt tương đối lớn. Chính điều này đã khiến cho nhiều bậc phụ huynh có vẻ ngần ngại trong việc lựa chọn sách văn học nước ngoài cho con mình. Tâm lý an toàn và sợ con phát triển sai lệch có lẽ là điều mà những bậc làm cha làm mẹ đều có thể thấu hiểu. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa sách văn học nước ngoài và văn học Việt Nam đa số được thể hiện trên một số bình diện như bối cảnh, phong cách và tư duy ngôn ngữ mà thôi.
Sách văn học nước ngoài khác biệt về bối cảnh
Sự khác biệt đầu tiên giữa sách văn học nước ngoài và văn học Việt Nam chính là ở bối cảnh những câu chuyện mà tác giả đưa đến với độc giả. Sự khác biệt về văn hóa, điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hội giữa Việt Nam và các nước khác được thể hiện một cách vô cùng rõ nét ở bình diện này. Do đó, có tương đối nhiều chi tiết cũng như hoàn cảnh mà các nhân vật trong sách văn học nước ngoài phải trải qua có sự khác biệt, đôi khi là đi ngược lại hoàn toàn so với văn học Việt Nam.
Điều này là tương đối khó khăn đối với con trẻ trong việc nhận thức cũng như tiếp nhận tri thức từ sách văn học nước ngoài. Do sự phát triển về mặt trí não của các bé vẫn chưa hoàn thiện nên nhận thức và phân biệt sẽ chưa được đầy đủ, dễ đưa ra những suy nghĩ so sánh không phù hợp. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải hết sức lưu ý khi lựa chọn sách văn học nước ngoài cho con trẻ. Nên lựa chọn các tác phẩm có nội dung đơn giản, gần gũi cho các bé, tránh sa đà vào các vấn đề quá phức tạp.
Sách văn học nước ngoài khác biệt về phong cách
Bên cạnh đó, sách văn học nước ngoài cũng có những sự khác biệt nhất định về mặt phong cách với văn học Việt Nam. Đặc biệt là ở các thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Nếu như các nhà văn Việt Nam thường có lối viết trào phúng với những ý tưởng châm biếm, phê phán sâu cay thì văn học nước ngoài lại thường đi sâu vào phân tích tình huống, chi tiết từng hoạt cảnh. Điều này khiến cho các bé sẽ gặp khó khăn nhất định trong việc tập trung hoàn toàn vào việc đọc sách.
Tuy nhiên, nếu như các bậc phụ huynh có thể dành thời gian đọc sách cùng bé, giúp bé chú ý hơn vào từng chi tiết trong những cuốn sách văn học nước ngoài thì hiệu quả đạt được từ việc đọc sách sẽ là rất cao. Các bé không chỉ tiếp cận được tri thức trong cuốn sách mà còn học tập được cách tập trung cao độ và rèn luyện sự kiên nhẫn, tính kiên trì đồng thời là khả năng tư duy, phán đoán tình huống tốt.
Sách văn học nước ngoài khác biệt về tư duy ngôn ngữ
Cuối cùng, sự khác biệt về tư duy ngôn ngữ của những cuốn sách văn học nước ngoài chính là điểm mấu chốt khiến cho nhiều bậc phụ huynh vẫn còn e dè khi lựa chọn các ấn bản này cho con mình. Điều này là rất khó để tránh khỏi dù đã được lược dịch sang tiếng Việt nhưng đôi khi, các bé vẫn khó có thể hiểu hết được ý nghĩa của từng trang sách. Thực tế này đặt ra yêu cầu với các bậc phụ huynh cần phải dành nhiều thời gian hơn để đọc sách cùng con mình, giảng giải cho con hiểu để con nâng cao tầm tri thức.
Như vậy, với những chia sẻ trên đây, có lẽ bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên cho trẻ em tiếp cận sách văn học nước ngoài sớm không rồi phải không nào? Đừng quên chia sẻ với bạn bè và người thân của mình để mọi người cùng biết bạn nhé.