Tin tức về Bàn phím - Keyboard
Bàn phím - Keyboard
Combo bàn phím và chuột có dây Forfer G9500p + Miếng lót silicon cho phím
Thông tin về Tin học, Thiết bị ngoại vi, Bàn phím - Keyboard
Những điều bạn cần biết về bàn phím
Bàn phím (Keyboard) là một nhóm các phím được hệ thống sắp xếp để vận hành một máy móc hoặc thiết bị, và chức năng chính của nó là nhập liệu. Bàn phím máy tính là một trong những thiết bị ngoại vi của máy tính, được phát triển từ bàn phím máy đánh chữ . Bạn có thể nhập các ký tự thông qua bàn phím và điều khiển hoạt động của máy tính . Theo số lượng phím trên bàn phím, nó có thể được chia thành 101 phím, 104 phím và 87 phím.
Nguyên tắc hoạt động của bàn phím
Bàn phím hoạt động bằng các chip xử lý bàn phím, chúng sẽ liên tục kiểm tra trạng thái của ma trận quét (scan matrix) để xác định công tắc tại các tọa độ X, Y đang được đóng hay mở và ghi một mã tương ứng vào bộ ðệm bên trong bàn phím. Sau ðó mã này sẽ được truyền nối tiếp tới mạch ghép nối bàn phím trong PC hay laptop. Cấu trúc của SDU (Serial Data Unit) cho việc truyền số liệu: Mỗi phím nhấn sẽ được gán cho 1 mã quét (scan code) gồm 1 byte. Nếu 1 phím được nhấn thì bàn phím phát ra 1 mã make code tương ứng với mã quét truyền tới mạch ghép nối bàn phím.
Phân loại bàn phím
Có rất nhiều mẫu mã và chủng loại bàn phím trên thị trường, nhưng theo thói quen sử dụng của người dùng thì hiện nay có 3 loại phổ biến nhất: bàn phím thường, bàn phím cơ và bàn phím giả cơ.
Bàn phím thường
Đúng như cái tên của nó thì đây là kiểu bàn phím truyền thống, thường thường không có gì lạ. Cơ chế đàn hồi của bàn phím thường là một miếng cao su. Khi nhấn phím, bộ phận tiếp xúc là nút cao su sẽ chạm bảng mạch bên dưới và phím bấm sẽ được cơ chế đàn hồi đẩy lại vị trí cũ để chờ lượt nhấn tiếp theo. Với bàn phím này thì cần lực nhấn nhiều, tín hiệu nhận từng phím một, tốc độ phản hồi chậm, thậm chí không nhận phím khi gõ quá nhanh.
Xu hướng thiết kế giảm chiều cao của bàn phím, khoảng cách các phím được trải dài hơn, cho phép người sử dụng có không gian, thao tác trên bàn phím hơn để không gõ nhầm.
Giá thành rẻ, dao động từ 200.000 - 300.000 đồng là đã có thể mua được một bàn phím đa dạng về kích thước, hình dáng.
Nhược điểm: Độ bền kém, tốc độ phản hồi phím tương đối thấp, do phải tác dụng lực để bấm phím chạm đáy, gây cảm giác gõ không êm tay, không có sự khác biệt giữa các loại bàn phím, phải dùng lực tương đối mạnh để bấm… Vì thế tốc độ gõ cũng bị ảnh hưởng theo. Thêm vào đó, người dùng chỉ có thể bấm được 1 phím, không thể thực hiện thao tác khó trong quá trình làm việc hoặc chơi game được.
Mặc dù có hạn chế nhưng với thao tác gõ bình thường của dân văn phòng, nhập liệu văn bản thì vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Bàn phím cơ
Bàn phím cơ có một cơ chế đàn hồi riêng biệt, gọi là Switch. Mỗi Switch tương ứng với 1 chip phản hồi riêng trên mạch. Switch bàn phím cơ được cấu tạo từ nhiều thành phần cơ học khác nhau, tạo cho người dùng một trải nghiệm gõ hoàn toàn khác so với bàn phím thông thường.
Thay vì dùng cao su, các Switch sử dụng lò xo. Nhờ vậy mà khi dùng bàn phím cơ, bạn chỉ cần bấm nhẹ (khoảng nửa phím) là được, thay vì phải gõ chạm đáy. Điều này giúp loại bỏ lực phản hồi khi gõ chạm đáy, mang lại cảm giác êm ái, dễ chịu khi sử dụng bàn phím, tốc độ gõ bàn phím cũng nhanh hơn.
Mỗi loại Switch khác nhau sẽ cho người dùng trải nghiệm khác nhau. Cùng với việc mỗi nhà sản xuất lại có một kiểu switch riêng nên người dùng có thể chọn cho mình một chiếc bàn phím phù hợp với nhu cầu muốn gõ nhẹ nhàng, nhanh nhạy, êm ái…
Các Switch người dùng thường gặp là Red/Blue/Brown Switch với lực nhấn cùng âm thanh gõ khác nhau.
Điểm đặc biệt là phím cơ có thể nhận tín hiệu của 104 phím cùng một lúc, một đặc trưng mà không loại phím nào làm được.
Tuổi thọ cao hơn so với bàn phím thường (tuổi thọ trung bình của switch là 30 – 50 triệu lần bấm, còn rubber dome thường là 1 – 5 triệu lần bấm). Hơn nữa, công nghệ Anti-ghosting và NKRO cũng sẽ giúp bấm nhanh một tổ hợp nhiều phím cùng một lúc, thích hợp khi làm thiết kế, đánh văn bản, chơi game...
Nhược điểm: Giá thành của bàn phím cơ khá cao, thường từ 600.000 đồng trở lên đến vài triệu đồng một chiếc. Không phải ai cũng có nhu cầu sử dụng một bàn phím giá cao và có khả năng chi trả để mua một bàn phím cơ đắt tiền.
Bàn phím cơ thích hợp cho những người chơi game cần thao tác nhanh hoặc dân văn phòng cần đánh máy nhiều với tốc độ gõ phím cao.
Bàn phím giả cơ
Bàn phím giả cơ là bàn phím membrane hay còn được gọi là bàn phím cao su với thiết kế cao su phía dưới những phím bám, giúp người dùng có thể nhận tín hiệu. Khác với công nghệ switch như của bàn phím cơ, nhưng với công nghệ này, bạn vẫn có được trải nghiệm khá tốt, không thua kém nhiều so với bàn phím cơ thực sự. Bàn phím giả cơ xứng đáng là sự lựa chọn hoàn hảo cho các game thủ cũng như những người làm việc cần thao tác nhanh và chính xác.
Bàn phím giả cơ tạo cho người dùng có cảm giác như đang dùng bàn phím cơ, (khoảng 60 - 70%). Ưu điểm của bàn phím giả cơ là giá thành rẻ, nhưng cơ chế đàn hồi vẫn là cao su.
Thị trường bàn phím giả cơ vô cùng tiềm năng và không hề thua kém so với phân khúc cao cấp. Ngày càng nhiều hãng sản xuất lớn tham gia vào phân khúc này nên sự cạnh tranh ngày càng lớn này, số lượng sản phẩm cũng ngày càng phát triển hơn, chất lượng tốt hơn, kèm theo đó là giá bán cũng mềm hơn rất nhiều. Có thể nói, dòng sản phẩm bàn phím giả cơ hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, từ chất lượng đến giá bán.