Cải thiện ngay 4 lỗi thường gặp với máy ép trái cây tốc độ chậm

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Những ưu điểm vượt trội của máy ép tốc độ chậm khiến cho nhiều người sử dụng nước ép trái cây hàng ngày với thiết bị này, tuy nhiên rất có thể bạn đang lãng phí các nguyên liệu bởi những lỗi thường gặp dưới đây:

Là một thiết bị cung cấp nguồn nước ép trái cây dinh dưỡng chất lượng cao cho gia đình bạn, máy ép tốc độ chậm có một mức giá đầu tư ban đầu không hề rẻ, thêm nữa nguyên liệu là trái cây tươi để dùng hàng ngày với máy ép cũng khá tốn kém do đó bất cứ ai sở hữu máy ép trái cây tốc độ chậm và sử dụng nó đều mong muốn máy ép hoạt động tối ưu nhất và không gặp phải những trục chặc không đáng có. Dưới đây Websosanh.vn sẽ đưa ra những gợi ý giúp người sử dụng có thể khắc phục ngay những lỗi sai khi dùng máy ép tốc độ chậm :

Máy ép chậm ra lượng nước ít hơn bình thường sẽ rất lãng phí trái cây

Máy ép trái cây có tốc độ ép chậm và cho ra ít nước

Thông thường máy ép tốc độ chậm chất lượng tốt sẽ tạo một lượng nước ép nhiều hơn đáng kể so với máy ép li tâm thông thường, do đó hiện tượng máy ép tạo ít nước ép sẽ là hiện tượng cảnh báo lỗi có thể do người dùng bảo quản máy không tốt hoặc sơ chế rau củ quả chưa đúng cách khiến máy ép không hoạt động tối ưu. Một số trường hợp bỏ trái cây có hạt cứng hoặc với kích thước lớn vào máy ép vừa làm giảm độ bền của máy ép và có nguy cơ bị tắc kẹt máy.

Máy ép dừng đột ngột khi đang hoạt động

Máy ép trái cây đang hoạt động bình thường thì tự nhiên bị dừng đột ngột. Nguyên nhân có thể là do dao ép bị kẹt hoặc động cơ bị nóng quá tải.

Trong trường hợp này bạn cần tắt nguồn điện và kiểm tra xem lưỡi dao có bị kẹt hoa quả hay không, nếu có nên vệ sinh lưỡi dao cẩn thận. Trong trường hợp máy ép tự ngắt do quá tải, bạn hãy rút phích cắm điện ra và ngưng sử dụng trong 15 – 20 phút.

Máy ép trái cây không cho ra nước ép

Trong đa số trường hợp, máy ép chậm sẽ không tạo ra nước ép thường có 2 nguyên nhân là do máy ép quá tải hoặc do chọn loại trái cây không phù hợp để làm nước ép. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến việc máy ép bị tắc ngẽn ở bộ phận lọc nên không ép được ra nước, nếu cho quá nhiều trái cây thì phần bã thải không kịp thoát ra, hoặc nếu bỏ trái cây mềm như xoài, chuối, na.. thì sẽ gây bít các lỗ nhỏ li ti trên lưới lọc khiến máy ép không cho ra nước ép.

Để xử lý, bạn cần tắt máy, kiểm tra bộ phận lọc và vệ sinh máy cận thận. Để bảo quản máy tốt nhất bạn nên cọ rửa máy ép sau mỗi lần sử dụng để các loại hoa quả, đường ngọt không khô cứng bám chặt vào các chi tiết máy.

Máy ép trái cây đã cắm điện nhưng vẫn không hoạt động

Chế độ an toàn của máy ép trái cây có thiết lập những quy tắc trong khi hoạt động, theo đó, người sử dụng cần phải lắp đặt các bộ phận của máy ép đúng tiêu chuẩn và chính xác để đảm bảo an toàn khi dùng đồng thời để máy ép hoạt động trong trạng thái tốt nhất.

Do đó, nếu bạn đã cắm điện mà bật máy không hoạt động thì cần kiểm tra lại xem các bộ phận của máy ép đã được lắp đặt chính xác, đúng khớp chưa. Sau đó, đóng khít thanh khóa vào thân máy trước khi nhất nút khởi động.

Tin tức về Nhà cửa & Đời sống

Tìm hiểu những ưu điểm nổi bật của bếp gas dương Rinnai RV4680G

Tìm hiểu những ưu điểm nổi bật của bếp gas dương Rinnai RV4680G

Ngày nay, bếp gas là một trong những thiết bị gia đình không thể thiếu. Bếp gas dương Rinnai RV-4680G với thiết kế thông minh và tính năng ưu việt đã chinh phục được nhiều trái tim người nội trợ. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của bếp gas dương Rinnai RV-4680G mà bạn không nên bỏ qua.
Comfee CVC-SBLA1(B): Siêu phẩm hút bụi cầm tay, đánh bay mọi vết bẩn chỉ trong nháy mắt!

Comfee CVC-SBLA1(B): Siêu phẩm hút bụi cầm tay, đánh bay mọi vết bẩn chỉ trong nháy mắt!

Comfee CVC-SBLA1(B) không chỉ là một chiếc máy hút bụi thông thường, mà còn là một siêu phẩm công nghệ, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm làm sạch hoàn toàn mới. Với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi và công suất mạnh mẽ, chiếc máy này sẽ giúp bạn đánh bay mọi vết bẩn chỉ trong nháy mắt.