1. Bộ vi xử lý
Bộ vi xử lý trên smartphone, cũng giống như trên PC đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong số các linh kiện điện tử bên trong thiết bị, ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ xử lý các ứng dụng, phần mềm, và thao tác khi sử dụng máy.
Một bộ vi xử lý tốt sẽ giúp mở ứng dụng nhanh hơn, mượt mà hơn, và tăng tốc độ các tác vụ như chỉnh sửa ảnh, chỉnh sửa video.
Thông thường từ trước đến nay, các thế hệ vi xử lý Snapdragon của Qualcomm vẫn là những kẻ thống lĩnh về hiệu năng, cũng như tốc độ xử lý. Tuy nhiên thời gian gần đây, Samsung với việc nghiên cứu và phát triển CPU 8 lõi Exynos 7420 (được sử dụng trên Galaxy S6, S6 Edge) đã nắm lấy vị thế số 1 này.
Trong số những thế hệ CPU của Qualcomm, nổi bật nhất và mạnh mẽ nhất tại thời điểm hiện nay vẫn là Snapdragon 810 (được sử dụng trên HTC One M9, hay Sony Xperia Z4). Trong khi đó, đời CPU 6 lõi Snapdragon 808 (được sử dụng trên LG G4) cũng được giới chuyên môn đánh giá cao về hiệu năng, dù thua một chút về khả năng xử lý đồ họa, tuy nhiên lại tránh được các vấn đề liên quan tới quá tải nhiệt trên Snapdragon 810.
Không nổi bật như Snapdragon của Qualcom, hay Exynos của Samsung, nhưng lõi chip xử lý của Apple là A8 vẫn là một trong những dòng CPU ổn định và có tốc đô nhanh nhất được sử dụng trên các thế hệ iPhone đời mới là 6 và 6 Plus.
2. RAM
RAM là bộ nhớ trong, hay bộ nhớ tạm thời trên các thiết bị di động, cũng như các thiết bị CNTT nói chung, giúp tạm lưu dữ liệu trong quá trình sử dụng. Đối chiếu với nhu cầu sử dụng thực tế trên các thiết bị di động, RAM trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng chơi game, giải trí, và đặc biệt là làm việc đa nhiệm.
Đối với các thiết bị Android, lượng RAM trung bình cần có rơi vào khoảng 2GB. Người dùng do đó nên tránh mua các mẫu smartphone Android chỉ có RAM từ 1GB trở xuống. Từ 3 đến 4GB tuy khá dư thừa, nhưng cũng giúp thiết bị chạy nhanh hơn, mượt mà hơn khi đa nhiệm cũng như thực hiện các tác vụ giải trí.
Đối với các mẫu iPhone, lượng RAM trung bình cần có trái lại chỉ là 1 GB RAM để có thể thực hiện tốt các tác vụ trên máy. Lý do là vì nền tảng iOS của Apple không ngốn phần cứng giống như đối thủ Android.
Nguyễn Nguyễn
Theo Tomsguide
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam