Đánh giá màn hình Dell UltraSharp U2413 24" - Màn hình cho thiết kế đồ họa

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Màn hình chuyên dụng Dell UltraSharp U2413 với công nghệ hiển thị màu sắc tiên tiến bậc nhất cùng các hỗ trợ kết nối siêu tiện lợi chính là một sản phẩm khắc phục được hầu như tất cả các điểm yếu từng có của một sản phẩm màn hình Dell. Một màn hình lý tưởng.

Websosanh – Màn hình Dell UltraSharp U2413 là một màn hình chuyên dụng 24 inches, tỉ lệ 16:10, độ phân giải 1920 x 1200 pixels, màn hình matte IPS. Tự hào là màn hình hiển thị gam màu rộng, hỗ trợ 99% không gian màu Adobe RGB, được hiệu chuẩn màu sắc trước khi xuất xưởng, U2413 hứa hẹn là màn hình top đầu về chất lượng hiển thị hình ảnh.

Chúng tôi đã thử nghiệm màn hình này trong vòng một năm và giờ đây đánh giá về chiếc màn hình mới được công bố. Chính là vì muốn đưa ra những nhận xét đầy đủ và khách quan nhất về sản phẩm màn hình ưu thế hiển thị màu sắc này giữa rất nhiều những màn hình cùng loại.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Kích thước màn hình: 24 inches Hỗ trợ kết nối: 1 HDMI,1 DVI
Panel: IPS Góc nhìn (H/V): 178o/178o
Độ phân giải: 1920 x 1200 pixels Chi tiết khác: Đầu vào DisplayPort 1.2, đầu ra DisplayPort
Thời gian đáp ứng: 6ms

ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ

Màn hình U2413 được thiết kế với gam màu đen chủ đạo, trông giống với những chiếc màn hình Dell truyền thống, cùng những cạnh tròn tinh tế khỏe khoắn, một chút ánh bạc nổi bật lên trên nền nhựa đen tuyền. Đế của màn hình rất rộng và chắc, trên đó có một lỗ luồn cáp giúp dàn vi tính của bạn trông gọn mắt hơn. Trên hết, U2413 chính là một màn hình mang tính “tiêu chuẩn”: màn hiển thị matte chống chói giúp mọi hiển thị nguyên lành và dễ đọc dù trong điều kiện nhiều ánh sáng.

Thỏa mong muốn của bạn về một màn hình chuyên dụng, chân đứng có rất nhiều tùy chọn để điều chỉnh. Có thể xoay sang chế độ chân dung, nghiêng 15 độ về phía sau, xoay phải, trái 45 độ, tùy chỉnh chiều cao tới 13 cm. Những điểm tuyệt vời của chiếc Dell này không chỉ có vậy.

Hàng loạt các đầu kết nối cũng có ở đây: một hub 3.0 4 cổng USB, một đầu đọc thẻ SD ở cạnh trái của màn hình, cùng những cổng kết nối HDMI, DisplayPort, mini DisplayPort, và DVI. Nó còn có thể kết nối trực tiếp với các màn hình khác qua đầu ra DisplayPort và tích hợp một giắc âm thanh 3.5mm đặc biệt tiện dụng vì nó được thiết kế không loa.

Không ngạc nhiên khi trình đơn trên màn hình chứa tất cả các cài đặt và tùy chọn. Có hàng loạt thiết lập có sẵn cho việc cân chỉnh màu sắc và một sê ri cấu hình màu tiêu chuẩn. Cũng có cả chế độ Picture In Picture để hiển thị hai nguồn ảnh cùng lúc trong những cửa sổ có kích thước khác nhau.

Khi Dell U2413 hiển thị ở độ sáng tối đa (264 cd/m2) nó tiêu thụ công suất 51W, còn ở độ sáng 200 cd/m2 nó chạy công suất 40W. Tính ra là 280W/m2 cho chiếc màn hình 24″ này, trong khi chúng ta thường thấy ở các màn hình khác chỉ khoảng 100 tới 150W/m2, vậy nó tiêu thụ điện năng khá cao.

MÀU SẮC VÀ ĐỘ TƯƠNG PHẢN

Khi thử nghiệm chiếc màn hình này ở các cài đặt mặc định và cài đặt ngẫu nhiên từ màn hình hiển thị OSD, chúng tôi đã cân chỉnh màu sắc của nó cùng cảm biến màu sắc X-Rite i1 Display Pro. Kết quả sau cân chỉnh không ảnh hưởng chút nào tới những nhận định đã đưa ra, nhưng kết quả này rõ ràng cho thấy những người dùng kiếm tìm sự hoàn hảo có thể cài đặt cấu hình màu sắc khác từ những nhà cung cấp khác, như cấu hình ICC mà chúng tôi cân chỉnh.

Delta E – với những cài đặt mặc định

Với một chiếc màn hình, mục đích đầu tiên và trên hết chính là ưu thế hiển thị hình ảnh. Và với U2413, Dell khiến những sản phẩm khác không còn đường mà tiến. Dù vậy, chúng tôi vẫn có chút hi vọng mơ hồ về một sự đột phá hơn nữa của sản phẩm. Quả thật chất lượng hình ảnh tuyệt vời, cùng các thông số cũng tuyệt vời, nhiệt độ màu 7132K, gamma 2.1, Delta trung bình 2.0 (mọi màn hình có Delta E dưới 3 đều thực sự “đẳng cấp”), nhưng chúng tôi vẫn nghĩ là còn có cửa cho sự cải tiến. Hơn nữa, độ tương phản trung bình là 691:1, chưa phải là cao, nguyên nhân bởi màu đen có vẻ chưa thực sự đạt đến độ sắc cần thiết.

Vì vậy, trong khi những thiết lập không giới hạn hoàn toàn ổn thỏa, chúng tôi vẫn có một linh cảm rằng màn hình OSD có thể cải thiện thêm, và thay đổi một số cài đặt mặc định cũng vẫn mang lại hiệu quả. Ví dụ, bạn thử chỉnh độ sáng xuống 41 (tức 200 cd/m2). Tiếp theo, tới mục Colour Temp, chọn “5700K” (!). Nghe có vẻ điên rồ, nhưng tin tôi đi, bạn sẽ thấy nó rất ổn.

Delta E – với những cài đặt ngẫu nhiên

Điều này khiến nhiệt độ màu giảm tới mức tuyệt vời 6400K, giữ cho gamma ở mức 2.1, và Delta E giảm nhẹ tới 1.9. Độ tương phản vẫn khá thấp, tuy nhiên, lên mức 730:1. Tóm lại là, chất lượng hình ảnh đủ chính xác để chỉnh sửa ảnh và thiết kế đồ họa.

Còn nhiều những cấu hình cân chỉnh màu sắc khác cho Dell UltraSharp U2413 được chúng tôi thực hiện bằng máy cảm biến và phần mềm, và bạn có thể tìm và tải về, nhưng U2413 có những phần mềm của riêng nó để cân chỉnh phần cứng trực tiếp trên bo mạch màn hình.

Delta E – sau cân chỉnh

Những cấu hình cân chỉnh thậm chí mang lại những kết quả gần với sự hoàn hảo hơn, nhiệt độ màu 6467K, gamma 2.2, Delta E trung bình là 0.9. Chỉ hơi hổ thẹn một chút là độ tương phản chỉ là 641:1.

Mức độ sáng thì hơn cả hoàn hảo, với sự thay đổi trung bình chỉ 6%. Hoàn toàn không xuất hiện các điểm ảnh chết, tuy nhiên mang đặc trưng của các màn hình IPS, màu đen có độ sâu màu hơi thấp.

THỜI GIAN ĐÁP ỨNG

Dell U2413 không sử dụng chức năng biến điệu dải rộng xung (PWM) để điều chỉnh độ sáng. PWM thay đổi cường độ của chế độ đèn nền LED thường xuyên và một số người dùng cho rằng nó nhấp nháy nhẹ, thậm chí khiến họ cảm thấy đau đầu và mỏi mắt.

Thời gian bóng mờ, ghosting time, đo bằng ms, là thời gian màn hình cần để chuyển sang

khung hình khác. ghosting time càng thấp, các chuyển động

trên màn hình càng mượt mà.

Thời gian đáp ứng khá tốt đối với một màn hình IPS. Trong thực tế, màn hình Dell U2413 là một màn hình khá đa năng, thích hợp cho cả máy tính văn phòng, xem phim, lướt web, thậm chí là một thiết bị chơi game khá ổn nếu bạn không phải game thủ quá tham vọng. Lag đầu vào 26ms, nhanh hơn độ trễ của hai khung hình, tốc độ này không hề đủ để gây xao nhãng khi chơi game.

Vậy ưu nhược điểm của màn hình được tổng hợp như sau:

Ưu điểm

• Chất lượng hình ảnh chính xác không giới hạn

• Không gian màu Adobe RBS tiện dụng cho các nhiếp ảnh gia

• Các tính năng phần cứng tuyệt vời (chân đứng, kết nối,…)

• Màn hình matte chống lóa hiển thị rất sắc nét

• Tỉ lệ 16:10

Nhược điểm

• Độ tương phản thấp (dưới 750:1)

• Phần mềm Giải Pháp Cân Chỉnh Màu Sắc (Colour Calibration Solution software) chỉ có sẵn cho Windows

KẾT LUẬN

Thật khó để có thể tìm ra lỗi nhỏ trong thiết kế của máy. Màn hình Dell U2413 với tỉ lệ 16:10, độ phân giải 1920 x 1200 pixels, cùng phần mềm đi kèm cho hiệu chuẩn phần cứng chính là giải pháp lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế đồ họa mong muốn một bộ dụng cụ đa tính năng. Chỉ có một chút lăn tăn vì độ tương phản hơi thấp nhưng đó là tất cả những gì mà chúng ta có thể than phiền về nó.

Linh Thùy

Theo digitalversus

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.