Hướng dẫn cách đo áp suất gas máy lạnh chuẩn xác nhất

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Gas máy lạnh là thành phần quan trọng và vô cùng cần thiết để điều hòa có thể làm mát hoặc sưởi ấm theo đúng mức nhiệt như người dùng cài đặt. Chính vì vậy việc nắm rõ khi nào cần nạp gas điều hòa sẽ giúp chiếc máy lạnh hoạt động làm mát/sưởi ấm ổn định.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu gas điều hòa là gì, có tác dụng gì, khi nào cần đo gas điều hòa và cách đo gas máy lạnh như thế nào là đúng và chuẩn xác.

Gas máy lạnh là gì? Tác dụng 

Gas máy lạnh hay môi chất làm lạnh là chất được bơm vào bộ phận máy nén của cục nóng. Tác dụng của gas điều hòa là mang nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp thải ra nơi có nhiệt độ cao hơn, giúp cho căn phòng luôn đạt được mức nhiệt như người dùng cài đặt.

Các loại gas máy lạnh phổ biến nhất hiện nay gồm 3 loại là gas R22, R410A và     R32. Trong đó, gas máy lạnh R32  là loại gas thế hệ mới nhất, có thể thay thế cả R410A và R22. Loại gas này có thể giảm 75% lượng khí thải, hỗ trợ làm lạnh nhanh, sâu và tiết kiệm điện năng hơn rất nhiều.

Gas máy lạnh giúp làm mát hoặc sưởi ấm theo đúng mức nhiệt như người dùng cài đặt.

Khi nào cần đo áp suất gas máy lạnh?

Bạn nên đo áp suất gas máy lạnh khi nhận thấy chiếc điều hòa đang sử dụng xuất hiện 1 trong các dấu hiệu sau:

+ Máy lạnh bị đóng tuyết, không có hơi nóng thải ra ở cục nóng.

+ Hơi lạnh/ấm quá yếu hoặc không thoát ra hơi lạnh/ấm ngay cả khi bật nhiệt độ thấp/cao.

+ Đo áp suất gas điều hòa và chỉ số hiển thị ở mức thấp nhất.

Hướng dẫn cách đo áp suất gas máy lạnh chuẩn xác nhất

Áp suất gas máy lạnh cần đảm bảo ổn định để máy lạnh có thể hoạt động hiệu quả và duy trì mức nhiệt độ như mong muốn. Vì vậy nếu nghi ngờ chiếc điều hòa của mình bị thiếu hoặc hết gas, bạn có thể kiểm tra bằng cách đo áp suất gas máy lạnh.

Để có thể đo được áp suất gas điều hòa, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau: mỏ lết, tua vít, đồng hồ đo gas điều hòa có đơn vị đo Psi. Sau đó thực đo gas điều hòa theo hướng dẫn sau:

+ Bước 1: Sử dụng tua vít để tháo mở lớp mặt bo bảo vệ trên cục nóng.

+ Bước 2: Tháo hết tất cả các ốc vít bảo vệ khóa ở đầu đẩy và đầu hồi.

+  Bước 3: Bật máy lên và để cho máy chạy ở mức nhiệt độ thấp trong vài phút.

+ Bước 4: Vặn 1 đầu dây của đồng hồ đo gas vào đầu tỳ của máy lạnh. Sau đó đợi thêm khoảng 1 phút để đo áp suất.

+ Bước 5: Quan sát số đo áp suất hiển thị ở trên màn hình đồng hồ đo.

Bảng áp suất gas máy lạnh chính xác nhất

Dưới đây là bảng suất gas máy lạnh tham khảo được tính toán dựa trên dòng điều hòa có công suất hoạt động 1 HP/9000BTU. Các chỉ số áp suất trong bảng này có thể thay đổi khi độ dài đường ống dẫn gas, nguồn điện khác nhau.

– Áp suất gas định mức khi máy chạy: Gas R22 là 60 – 78 Psi; gas R410A là     110 – 130 Psi, gas R32 là 125 – 150 Psi.

– Áp suất gas khi máy không chạy: Gas R22 là 140 – 160 Psi; gas R410A là 250 Psi; gas R32 là 240 – 245 Psi.

Như vậy nếu nghi ngờ chiếc điều hòa của mình hết hoặc thiếu gas bạn hoàn toàn có thể khắc phục theo cách trên. Tuy nhiên, nếu không có đầy đủ các dụng cụ cũng như chuyên môn về điện lạnh thì tốt nhất bạn nên gọi tới trung tâm bảo hành và sửa chữa điều hòa chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.

Gas điều hòa là thành phần quan trọng quyết định tới khả năng làm mát/sưởi ấm của điều hòa. Chính vì vậy bạn cần chú ý vệ sinh, bảo dưỡng và đo áp suất gas máy lạnh định kỳ từ 3 đến 6 tháng để chắc chắn chiếc điều hòa của mình được cung cấp đủ gas, đảm bảo hoạt động hiệu quả và ổn định, tránh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Tin tức về Điều hòa

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!