Thời tiết nắng nóng trên 35 độ C là thời điểm trẻ rất dễ rơi vào trạng thái cảm nắng. Nguyên nhân do trẻ thường rất hiếu động, kết hợp với thời tiết khó chịu khiến cơ thể bé không chịu nổi, và lâm vào tình trạng say nắng.
Những biểu hiện của trẻ bị cảm nắng
Khi bị say nắng, trẻ thường có những biểu hiện sau:
– Da ửng đỏ, nóng hấp và thường bị sốt cao trên 40 độ C, nhưng lại không chảy mồ hôi
– Có những hiện tượng như co giật, động kinh và sốc
– Trông mặt mũi xám, nhợt nhạt, và có thể kèm theo tình trạng da bị lạnh toát.
– Đôi khi có biểu hiện trẻ bị hoa mắt, chóng mặt, có khi mệt lả, và dẫn tới trẻ bị ngất.
Trẻ rất hiếu động nên dễ rơi vào tình trạng say nắng
Lưu ý trong việc tránh trẻ bị cảm nắng
– Khi cần phải cho bé tập luyện ngoài trời nắng thì trước đó vài ngày nên có thời gian cho bé ra nắng để cơ thể quen dần với tác động của nắng nóng.
– Cho uống thêm nhiều nước khi trẻ chơi đùa, học tập và luyện tập trong môi trường nóng bức.
– Tránh cho trẻ chơi đùa quá lâu ngoài trời nắng, đặc biệt là khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ trưa.
– Cho trẻ mặc quần áo nhẹ, màu sáng, đội nón rộng vành sẽ giúp trẻ bớt nóng
– Tránh cho trẻ tập luyện quá sức ở ngoài trời nắng. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ ngừng ngay việc tập luyện và vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.
– Nếu trẻ phải thường xuyên tập luyện, học tập ngoài nắng thì nên cho trẻ giải lao sau một khoảng thời gian, cho trẻ vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi và uống nước.
Nước điện giải giúp cấp nước và các khóang tốt cho trẻ bị say nắng
Sơ cứu khi trẻ bị say nắng
Khi trẻ bị say nắng, cần ngay lập tức gọi bác sĩ để xử lý, khi bác sĩ chưa đến, có thể thực hiện một số động tác sơ cứu sau:
– Đặt trẻ nằm ở nơi mát, chân nâng cao.
– Cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn.
– Sau khi cho trẻ uống 2-3 ly nước, mang bé đến cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước của bé và điều trị bù nước thích hợp.
– Vẫn tiếp tục cho bé uống nước trên đường chở bé đến cơ sở y tế.
Những điều tuyệt đối tránh khi bị cảm nắng
Không nên uống quá nhiều nước: Không uống nước quá nhiều một lúc mà nên chia làm nhiều lần, mỗi lần uống một ít. Vì nếu uống liền lúc quá nhiều nước không những ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa mà còn làm loãng dịch dạ dày, khiến cơ thể ra quá nhiều mồ hôi, từ đó gây mất nước và lượng muối trong cơ thể. Trường hợp nghiêm trọng còn gây chuột rút đường đột.
– Không nên cho ăn hoa quả lạnh: Những người thường xuyên bị say nắng khi ra ngoài trời thường bị suy nhược về tì và vị (dạ dày), nếu ăn quá nhiều hoa quả lạnh, những thực phẩm tính hàn dễ làm tổn thương đến dạ dày, gây trướng bụng, tiêu chảy, đau bụng.
– Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ: Sau khi bị cảm nắng, tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, để phần nào giúp cơ thể thích ứng với chức năng tiêu hóa của dạ dày trong mùa hè oi bức. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, dạ dày bị tăng thêm gánh nặng khiến lượng lớn máu của cơ thể dồn đọng ở đường tiêu hóa, lúc đó sẽ thiếu máu để đưa lên não, làm cho cơ thể có cảm giác mệt mỏi hơn, chứng khó tiêu hóa lại thêm trầm trọng.
– Không nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng: Sau khi bị say nắng, hơi nóng vẫn chưa hoàn toàn hạ hỏa. Việc ăn uống các loại thực phẩm quá giàu chất dinh dưỡng không những chẳng có tác dụng giải cơn say nắng, ngược lại còn kéo dài thêm khí nóng trong người, gây thêm mệt mỏi và hại cho đường tiêu hóa
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N
Nguồn: Tổng hợp