Mặc định Bước tiến mới của công nghệ OLED

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Một lần nữa, những sản phẩm và công nghệ ứng dụng diode phát quang hữu cơ (OLED) lại tiếp tục tiến bước trên các ứng dụng chiếu sáng và trình chiếu.

Tại triển lãm Display Week 2014 tại San Diego, các mẫu tablet màn hình AMOLED đang chứng minh xu thế đó khi Samsung và LG tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời thêm nhiều sản phẩm mới sử dụng màn hình OLED.

màn hình Oled

Cả hai hãng đem đến triển lãm những mẫu TV màn hình lớn AMOLED xen kẽ những mẫu TV màn hình cong trước đó. Tuy nhiên, LG đang tỏ ra sẵn sàng tiến sâu vào lĩnh vực này nhằm tăng số lượng Tivi AMOLED và giảm giá tivi OLED khi hãng hiện đang sử dụng công nghệ lọc màu cho màn hình OLED trắng do chính hãng sản xuất. LG Display cũng cho biết hãng sẵn sàng cung cấp tấm nền hiển thị cho các hãng sản xuất khác.

Về phía đối thủ của LG, Samsung tiếp tục đưa công nghệ hiển thị AMOLED vào các sản phẩm smartphone và tablet mới nhất của hãng. Tháng 6 vừa qua, Samsung bắt đầu phân phối hai mẫu Galaxy Tab S màn hình 8, 4 inch và 10,5 inch và cả hai mẫu hiện đang có ở Việt Nam. Cả hai mẫu tablet đều có hàn hình độ phân giải QHD (2560×1600) và tỉ lệ điểm ảnh 361 pixel trên 1 inch (ppi) cho màn hình 8,4 inch và 287 pixel trên màn hình 10, 5 inch.

Phần mềm và phần cứng của hai mẫu Galaxy Tab S khá giống nhau. Hai mẫu đều chạy hệ điều hành Android 4.4, bộ xử lý CPU 1.9 GHz Octa-Core (ở một số thị trường khác là 2.3 Ghz quad-core.), camera 8 MP, 3GB RAM và bộ nhớ 16/32 kèm khe cắm thẻ nhớ mở rộng. Mỗi tablet dày 6,6 mm. Mẫu 8,4″ sử dụng pin dung lượng 4.900 mAh trong khi ở mẫu 10,5″ là 7.900 mAh. CEO Ray Soneira của công ty nghiên cứu công nghệ màn hình DisplayMate Technologies đã trình bày chi tiết về công nghệ hiển thị trên cả hai mẫu table này.

Trong phần trình bày của mình, ông cho biết “chế độ hiển thị tùy biến (Adaptive Display mode) sẽ cho độ bão hòa màu cao hơn với 138% ở gam màu chuẩn sRGB/Rec.709 và đó là độ bão hòa màu cao nhất hiện có trên các mẫu tablet và smartphone.

Nhân nói về việc ứng dụng AMOLED trên các mẫu tablet và Tivi gần đây, công nghệ OLED cũng đang được sử dụng cho các ứng dụng chiếu sáng nhưng phải đối mặt vớ nhiều thách thức khi so sánh với các sản phẩm chiếu sáng LED vô cơ bán dẫn Gallium Nitride (GaN). Trong buổi hội thảo ở triển lãm SID Display Week, hãng Konica Minolta đã công bố một kỉ lục thế giới về hiệu suất sáng dành cho sản phẩm tấm nền OLED của họ.

Bài báo cáo về tấm nền OLED của Konica Minolta cũng đã nhấn mạnh những điều hứa hẹn mà hãng đang dốc sức nghiên cứu trước những thách thức cho công nghệ chiếu sáng OLED thương mại. Hãng lo ngại rằng những tấm nền chiếu sáng LED viền sử dụng công nghệ GaN khiến tấm nền OLED trở nên thiếu tiết kiệm đi. Ngoài ra, hướng đi của công ty là phát triển một dây chuyền sản xuất OLED theo cuộn dựa trên tấm nền plastic. Hãng khẳng định việc sử dụng tấm nền dẻo sẽ tạo ra sự khác biệt khi so sánh với việc chiếu sáng sử dụng GaN.

Hiện nay, Konica Minolta đang nghiên cứu một màng ngăn hạn chế hiện tưởng thẩm thấu hơi nước nhằm cải thiện chất lượng và độ bền của tấm nền OLED. Bằng cách kết hợp vật liệu OLED hiệu quả cao và tấm màng bảo vệ này, hãng hi vọng có thể tạo ra một bước ngoặt trong việc phát triển sản phẩm chiếu sáng sử dụng dây chuyền sản xuất OLED theo cuộn trên bề mặt nhựa dẻo đầu tiên trên thế giới.

màn hình Oled

Theo như slide trình chiếu mà chúng ta thấy, hiệu suất sáng được ghi nhận ở mức kỉ lục thế giới là 139 lumens/Watt với độ sáng 1000cd/m2. Lưu ý rằng hiệu suất sáng 139lm/W chỉ dành cho tấm nền OLED trên kính.

Bài báo cáo về tấm nền OLED của Konica Minolta cũng đã nhấn mạnh những điều hứa hẹn mà hãng đang dốc sức nghiên cứu trước những thách thức cho công nghệ chiếu sáng OLED thương mại. Hãng lo ngại rằng những tấm nền chiếu sáng LED viền sử dụng công nghệ GaN khiến tấm nền OLED trở nên thiếu tiết kiệm đi. Ngoài ra, hướng đi của hãng là phát triển một dây chuyền sản xuất OLED theo cuộn dựa trên tấm nền plastic. Hãng khẳng định việc sử dụng tấm nền dẻo sẽ tạo ra sự khác biệt khi so sánh với việc chiếu sáng sử dụng GaN.

Hiện nay, Konica Minolta đang nghiên cứu một màng ngăn hạn chế hiện tưởng thẩm thấu hơi nước nhằm cải thiện chất lượng và độ bền của tấm nền OLED. Bằng cách kết hợp vật liệu OLED hiệu quả cao và tấm màng bảo vệ này, hãng hi vọng có thể tạo ra một bước ngoặt trong việc phát triển sản phẩm chiếu sáng sử dụng dây chuyền sản xuất OLED theo cuộn trên bề mặt nhựa dẻo đầu tiên trên thế giới.

TIN TỨC LIÊN QUAN

So sánh tivi 4K OLED Samsung 65S95D và Samsung 65S95C: Thế hệ nào tốt hơn?

So sánh tivi 4K OLED Samsung 65S95D và Samsung 65S95C: Thế hệ nào tốt hơn?

Samsung 65S95D là một sản phẩm mới nhất trong dòng tivi 4K OLED cao cấp của Samsung, được thiết kế nhằm thay thế cho model 65S95C đã có trên thị trường. Mặc dù 65S95C vẫn tiếp tục được bán song song nhưng 65S95D mang đến những cải tiến đáng chú ý về khả năng hiển thị và thiết kế.

Tin tức về Tivi