Những hoạt động đáng yêu của bé ngay từ trong bụng mẹ

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nấc, khóc, cười, mút ngón tay... là những việc thai nhi thực hiện hàng ngày trong bụng mẹ.

Các bé con đã là thiên thần ngay từ trong bụng mẹ. Nhưng khi các con chưa ra đời, mẹ có thể sẽ tò mò không biết con đang làm gì!

Là một sinh linh bé nhỏ, con nằm trong bụng mẹ bình yên như một thiên thần! Hãy cùng khám phá những việc mà bé làm trong bụng mẹ nhé!

Nấc

Không phải các mẹ mới bị nấc, mà khi bé được 24 – 28 tuần tuổi là bé đã có thể nấc rồi đấy! Nếu chú ý thi thoảng mẹ sẽ nghe được tiếng nấc của bé, thứ tiếng giống như tiếng nhịp tim, “pop pop”.

Hiện tượng nấc là hiện tượng rất bình thường của các bé, mẹ không có gì phải lo cả. Tuy nhiên, có bé nấc, cũng có bé không, tùy theo cơ địa của mẹ. Bé có thể nấc 1 – 2 lần trong 1 ngày. có thể nhiều hơn và cũng có thể không bao giờ nấc.

Khóc

Chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ hay không đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác, các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, câu chuyện về hai người phụ nữ ở Ấn Độ và Trung Quốc đã nghe thấy tiếng bé yêu “khóc nhè” đã khiến nhiều bà mẹ tin rằng điều này là có thật.

Dù khoa học chưa thể chứng minh một cách chính xác và rõ ràng tuy nhiên, việc bé khóc ngay từ trong bụng mẹ đã giúp cho nhiều người tin rằng việc dạy con từ trong bụng mẹ (thai giáo) sẽ khiến bé giàu cảm xúc và thông mình hơn, bởi họ nghĩ rằng cảm xúc của thai nhi không chỉ bắt đầu khi sinh ra mà đã được hình thành từ khi trong bụng mẹ,

Ngủ

Những tháng đầu đời của bé chỉ ăn, khóc, ngủ, hầu như bé ngủ cả ngày. Ngay từ khi tronng bụng mẹ bé đã ngủ rất nhiều rồi, có lẽ điều bé thích làm nhất là ngủ. Thậm chí, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, thời gian bé ngủ chiếm tới 90-95%, ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ 20 tuần tuổi trở đi bé mới có mí mắt).

Tuy nhiên, thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần, sau đó bé sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nước ối,… và lại ngủ tiếp. Thật kỳ diệu đúng không.

Lắng nghe và phản ứng

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, thính giác của bé rất nhạy cảm, bé đã có những phản ứng với âm thanh bên ngoài như tiếng của bố mẹ, tiếng xe cộ, tiếng nhạc hoặc âm thanh bên trong như tiếng nhịp tim, dạ dày co bóp, tiếng thở của mẹ,… Thậm chí, bé còn có những phản ứng rất thú vị như “con nghe rồi đó ạ” bằng cách tim đập nhanh hơn, chân tay đạp dữ dội để mẹ biết điều bé muốn nói.

Bởi vì bé đã biết “lắng nghe và phản ứng” nên thời điểm này là thời điểm lý tưởng để bố mẹ chia sẻ với bé nhiều hơn bằng cách nói chuyện hoặc nghe nhạc cùng bé.

Thưởng thức vị ngọt ngào

Những tháng giữa của thời gian mang thai, khoảng từ tháng thứ 5 trở đi, bé đã có thể cảm nhận được những hương vị từ trong bụng mẹ. Đây là thời điểm vị giác của bé phát triển rất mạnh nên mẹ ăn gì bé cũng thấy ngon. Tuy nhiên, quá trình phát triển vị giác cũng giảm dần cho đến những tháng cuối cùng.

Mẹ không nên ăn thức ăn quá mặn, quá cay, quá ngọt hoặc quá nóng… Dù mẹ có thích nhưng cũng hãy hạn chế và nghĩ cho con yêu nhé!

Mút ngón tay

Mút ngón tay là hành động rất quen thuộc của trẻ sơ sinh, tuy nhiên, hành động này không phải chỉ mới bắt đầu khi bé ra đời mà nó đã có từ trước… từ khi bé còn ở trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia, ở tuần thứ 30 trở đi, bé đã bắt đầu có xúc giác và bé thích mút ngón tay cái hơn bất cứ hành động nào khác. Tuy nhiên, thi thoảng bé cũng sờ lên mặt hoặc sờ cánh tay, đầu gối, nghịch dây rốn.

Nhào lộn

Bé không bao giờ chịu ở yên trong bụng mẹ trừ khi ngủ đâu nhé. Ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ, bé đã bắt đầu vận động nhẹ nhàng. Đến tuần thứ 18 – 20, mẹ sẽ cảm nhận được những hành động của bé. Đó cũng là lý do mà chúng ta có thể sờ vào bụng và “thấy” bé đạp bụng mẹ.

Một trong những vận động đó là huých và nhào lộn. Từ tuần 29 trở đi bé ngày càng hoạt động mạnh hơn và 2 tuần cuối ở thai kỳ bé lại hạn chế vận động do cơ thể lúc này khá nặng, di chuyển khó khăn, tử cung cũng chật hơn.

Cũng theo các bác sỹ khoa sản, từ tuần 29 trở mẹ cần theo dõi sự vận động của bé, nếu cứ cách 10 phút bé cử động hoặc huých nhẹ hay mạnh vào bụng mẹ thì không đáng lo, nhưng bé nằm quá lâu mà không có cử động gì mẹ cũng cần phải cân nhắc đến bệnh viện khám ngay nhé.

Mắt đảo liên tục

Ngay từ khi có đầy đủ hình hài, sự phát triển và “tăng động” của bé là không ngừng tăng lên, Bắt đầu từ lúc 16 tuần tuổi, bé đã bắt đầu có hành động đảo mắt để xem xét thế giới xung quanh. Đến tuần thứ 26, mắt bé sẽ đảo thường xuyên và liên tục hơn. Lúc này bé cũng đã có thể mở mắt và nhắm mắt, giống như một người bình thường.

Mặc dù trong bụng mẹ rất tối nhưng những tuần cuối cùng bé cũng có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua tử cung và nước ối. Càng về sau, mắt bé càng nhạy cảm với ánh sáng chiếu từ ngoài lên bụng mẹ.

Đau

Đừng tưởng cứ ở trong bụng mẹ là bé không biết đau. Kể từ 24 tuần tuổi trở đi, bé đã bắt đầu biết đau nếu nước ối quá ít. Nếu mẹ sinh đôi, có thể mẹ còn thấy được cảnh hai bé “đấu đá” nhau để giành chỗ vì tử cung của mẹ quá chật.

Đó cũng là lí do, nếu trong trường hợp bác sĩ phải chỉ định mổ cho mẹ thì họ sẽ tiêm thuốc tê cho thai nhi qua dây rốn để giảm đau đớn cho thai nhi dù chúng còn rất nhỏ.

Đi tiểu

Bé cũng đã bắt đầu biết đi tiểu ngay từ khi 3 – 4 tháng tuổi và ở 7 tháng tuổi, mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml, trước khi sinh bé tiết nhiều hơn với 27ml. Nước tiểu và các chất thải của bé sẽ theo nhau thai của mẹ và bài tiết ra ngoài.

Hương Giang

Theo camnangcuocsong

function hot_video_aloaded(){ var i = Math.floor(Math.random(0,HOT_VIDEO.length)*HOT_VIDEO.length); //} HOT_VIDEO = HOT_VIDEO[i]; $(‘#hot_video_title’).html(HOT_VIDEO.title); var config = { file: HOT_VIDEO.sources[0].file, image: HOT_VIDEO.sources[0].file.replace(“.mp4″,”.jpg”), width: 475, height: 332, primary: “flash”, fallback: true, startparam: “start”, }; $(‘#hot_video’).html(‘

‘); } var d = new Date(); document.write(“”);

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Cuộc sống

Tổng hợp giá các loại hạt, mứt và trái cây sấy đón tết 2025

Tổng hợp giá các loại hạt, mứt và trái cây sấy đón tết 2025

Như mọi năm, dịp Tết đến xuân sang những món quà biếu Tết và dùng để tiếp đón khách ngày Tết như các loại hạt dinh dưỡng, trái cây sấy, mứt Tết, ô mai được mọi người quan tâm. Cùng tìm hiểu các sản phẩm này và mức giá của từng loại trong bài viết dưới đây.