Điều hòa cây hay còn gọi là máy lạnh tủ đứng sau một thời gian sử dụng sẽ bị bám bụi bẩn ở cả dàn lạnh và dàn nóng gây ảnh hưởng tới hiệu quả làm mát và độ bền của thiết bị. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách vệ sinh điều hòa cây vừa nhanh, vừa sạch ngay tại nhà.
Sử dụng điều hòa tủ đứng, máy lạnh cây: Bao lâu cần vệ sinh?
Điều hòa cây/máy lạnh tủ đứng thường có công suất hoạt động lớn, có thể làm mát ở các không gian rộng và đông người sử dụng vì có khả năng làm lạnh nhanh, luồng gió thổi ra và phân bổ không khí tốt. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi tình trạng điều hòa cây bị bám bụi bẩn gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khả năng làm mát cũng như độ bền của máy. Chính vì vậy việc vệ sinh điều hòa cây là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả làm mát cũng như tuổi thọ của thiết bị.
Vậy sử dụng điều hòa tủ đứng, máy lạnh cây bao lâu cần vệ sinh 1 lần? Không có đáp án chung cho câu hỏi này vì số lần vệ sinh còn phụ thuộc vào tần suất sử dụng của từng người cũng như môi trường sử dụng. Cụ thể:
- Thời gian trung bình để bạn tiến hành vệ sinh điều hòa cây là từ khảng 4 – 6 tháng/lần đối với các gia đình.
- Nếu điều hòa cây sử dụng trong công ty và nhà hàng thì nên vệ sinh khoảng 2-3 tháng/lần.
- Trường hợp điều hòa cây dùng trong xí nghiệp, nhà xưởng hoặc cơ sở sản xuất thì nên vệ sinh 1 tháng/lần vì môi trường nhiều bụi bẩn và nhu cầu sử dụng nhiều.
Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh máy lạnh tủ đứng
Quy trình vệ sinh điều hòa cây gồm 5 bước lần lượt như sau: Làm sạch mặt nạ của dàn lạnh, vệ sinh lưới lọc không khí, xịt rửa dàn lạnh, vệ sinh dàn nóng, cuối cùng là kiểm tra và khởi động máy. Chi tiết từng bước như sau:
- Lau chùi mặt nạ dàn lạnh: Mặt nạ dàn lạnh ở bên ngoài cùng nên rất dễ bị bám bụi và bẩn. Bạn chỉ cần tháo mặt nạ dàn lạnh ra rồi dùng một miếng bọt biển nhỏ thấm ướt bằng nước và thêm chút nước rửa bát rồi lau rửa nhẹ nhàng. Không nên kỳ cọ quá mạnh vì có thể làm nứt vỡ mặt nạ dàn lạnh. Sau khi đã vệ sinh sạch bụi bẩn bạn nên sử dụng khăn khô sạch để lau khô, không nên phơi dưới ánh nắng mặt trời
- Vệ sinh lưới lọc không khí ở dàn lạnh: Lưới lọc bị bám bụi bẩn ảnh hưởng rất lớn tới khả năng lọc không khí điều hòa cây và chất lượng luồng khí thổi ra. Riêng với bộ phận lưới lọc ở dàn lạnh bạn nên vệ sinh 1 tháng 1 lần bằng cách rửa sạch với nước lạnh bình thường, không nên vệ sinh bằng nước nóng trên 40 độ C hoặc sấy vì sẽ làm biến dạng lưới lọc. Trước khi lắp trở lại dàn lạnh, bạn cần đảm bảo lưới lọc đã khô hẳn.
- Xịt rửa dàn lạnh: Trước khi xịt rửa dàn lạnh, bạn cần chắc chắn đã ngắt nguồn điện để tránh bị điện giật. Sử dụng 1 chiếc khăn sạch hoặc túi nilon để che kín phần bo mạch của dàn lạnh để không bị nước bắn vào gây hỏng hóc. Tiếp đó dùng bơm tăng áp hoặc bình xịt nước áp lực để xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh. Lưu ý không xịt vào các bộ phận khác trên dàn lạnh để tránh làm hỏng máy.
- Rửa dàn nóng: Sử dụng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực để xịt thẳng vào khe giữa các lá kim loại. Khi xịt, cần lưu ý không để các lá kim loại bị biến dạng hay móp
- Bật máy và kiểm tra: Sau khi đã làm sạch và lau khô hoàn toàn các bộ phận bạn có thể bật máy để kiểm tra xem có hoạt động bình thường không.
Một số lưu ý khi vệ sinh máy lạnh cây, điều hòa tủ đứng
Khi tự vệ sinh điều hòa cây, máy lạnh tủ đứng bạn cần chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh máy để tránh bị điện giật.
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ như tua vít, kìm, bộ dây nạp ga điều hòa, bơm tăng áp, đồng hồ để phục vụ tốt nhất cho quá trình vệ sinh máy lạnh.
- Không để nước bị dính vào các ổ mạch điện vì có thể gây chập cháy nguy hiểm.
- Sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh máy.
Như vậy các bạn đã biết sử dụng điều hòa tủ đứng, máy lạnh cây bao lâu cần vệ sinh một lần? Cách vệ sinh ra sao và cần lưu ý những gì khi thực hiện. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi!