Tại sao lại gọi là công nghệ 3D thụ động ? Công nghệ này có điểm gì khác biệt ?

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Hiện nay, xu hướng xem 3D hiện đang ngày càng bùng nổ, cùng với đó là sự xuất hiện của hàng loạt những dòng tivi 3D ra đời. Bài viết này mình muốn tìm hiểu câu trả lời cho câi hỏi tại sao lại gọi là công nghệ 3D thụ động ? Ý nghĩa của nó là gì ?

Công nghệ hình ảnh 3D trên tivi là gì ?

Trước khi tìm hiểu về công nghệ 3D thụ động, các bạn cần phải biết công nghệ hình 3D trên tivi là gì ? Công nghệ hình ảnh 3D trên tivi chính là công nghệ tạo được ảnh nổi từ tivi. Có nghĩa là loại công nghệ hình ảnh tivi này có khả năng đem đến những nội dung 3D, nguyên lý hoạt động của loại công nghệ hình ảnh 3D này là màn hình trên tivi sẽ cùng lúc hiển thị 2 khung hình một cho mắt phải và một cho mắt trái.

Tại sao lại gọi là công nghệ 3D thụ động ? Công nghệ này có điểm gì khác biệt ?
Tivi 3D cho chất lượng hình ảnh nổi bật và khác biệt

Khi xem tivi 3D người dùng bắt buộc phải sử dụng kính 3D, theo đó công nghệ 3D được chia làm 2 loại là công nghệ màn hình 3D chủ động và 3D thụ động.

Công nghệ màn hình 3D thụ động trên tivi là gì?

Công nghệ màn hình 3D thụ động được trang bị trên những tivi có phủ một lớp film FPR bên ngoài màn hình, lớp film này nhằm tạo ra hình ảnh khác nhau giữa 2 mắt. Khi xem tivi 3D thụ động người dùng sẽ sử dụng một kính 3D thụ động, nhờ vào kính này những hình ảnh riêng lẽ sẽ được kết hợp lại với nhau giúp mang đến hình ảnh sống động và chân thật nhất.

Kính 3D thụ động là gì ?

Kính 3D thụ động là loại kính phân cực (loại kính như trong rạp chiếu phim). Kính 3D thụ động sẽ lọc hình ảnh ở mỗi bên mắt, do đó mắt trái chỉ nhận biết được 1 nửa hình ảnh và mắt phải sẽ thấy nửa còn lại. Ưu điểm của kính 3D thụ động so với kính 3D chủ động chính là kính rất nhẹ, không dùng pin và không có sóng điện từ ảnh hưởng sức khỏe con người.

Tại sao lại gọi là công nghệ 3D thụ động ? Công nghệ này có điểm gì khác biệt ?
Kính 3D thụ động có giá thành rẻ, chất lượng tốt

Chất lượng hình ảnh khi sử dụng kính 3D thụ động trên tivi

Kính 3D thụ động dùng kèm với tivi có kích thước nhỏ gọn với giá khá rẻ, người dùng dễ dàng trang bị kính tivi 3D thụ động với chi phí vừa phải (kính thụ động có giá từ 50 đến hơn 400 ngàn đồng). Hình ảnh qua kính chuyên dụng sáng hơn, không bị nhấp nháy và không bị nhòe. Do hai mắt được đón nhận ánh sáng cùng lúc nên hình ảnh 3D thụ động sáng hơn, không bị rời rạc cũng như không tạo cảm giác nhiễu khi đeo kính. Ngoài ra, góc nhìn với tivi 3D thụ động cũng cao hơn so với tivi 3D chủ động (góc nhìn lên đến 178 độ).

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu thì chất lượng hiển thị hình ảnh của tivi 3D thụ động có phần “kém sang ” hơn tivi 3D chủ động (3D thụ động cho hình ảnh HD/ 3D chủ động cho hình ảnh Full HD) nhưng yếu tố không cần sạc pin, giá thành đầu tư kính cũng như tivi tương đối rẻ nên tivi 3D thụ động được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Hơn nữa, loại công nghệ này ngày nay cũng được các hãng trang bị trên  các dòng smart tivi, điều này giúp người dùng trải nghiệm tốt hơn với một thiết bị màn ảnh rộng.

=> Kết luận: Công nghệ hình ảnh 3D thụ động hiểu một cách đơn giản đó là việc nó cho chất lượng hình ảnh 3D, đa chiều. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xem được những hình ảnh này bạn phải sử dụng đến một thiết bị thứ 3 (trung gian), loại kính này được gọi là kính 3D thụ động, đây là một loại kính có giá thành khá rẻ, chính vì thế bạn có thể mua sắm và trải nghiệm một cách thoải mái.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tivi LG 65QNED86TSA - Công nghệ đột phá, giá tầm trung

Tivi LG 65QNED86TSA - Công nghệ đột phá, giá tầm trung

Trải nghiệm xem tivi đẳng cấp với Smart Tivi QNED LG 4K 65 inch 65QNED86TSA. Với thiết kế hiện đại, công nghệ hình ảnh và âm thanh vượt trội, cùng hệ điều hành webOS 24 thông minh, sản phẩm này hứa hẹn sẽ đem lại những trải nghiệm giải trí đa dạng và sống động như chưa từng có.

Tin tức về Tivi

Liệu tivi Sony K-55XR80 có đủ sức cạnh tranh trong năm 2025?

Liệu tivi Sony K-55XR80 có đủ sức cạnh tranh trong năm 2025?

Ra mắt năm 2024, Sony K-55XR80 hứa hẹn mang đến trải nghiệm hình ảnh ấn tượng với thiết kế mới, cải thiện khả năng xử lý hình ảnh và độ sáng được nâng cấp. Nhưng, liệu chiếc tivi OLED này có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường hay không?
Đánh giá Sony KD-50X75: Tivi 4 năm tuổi thì còn hấp dẫn nữa không?

Đánh giá Sony KD-50X75: Tivi 4 năm tuổi thì còn hấp dẫn nữa không?

Tivi Sony KD-50X75 ra mắt năm 2021 với tư cách là một thành viên của dòng tivi Sony Bravia cấp thấp, được hứa hẹn là mang đến trải nghiệm 4K sắc nét cùng hệ điều hành thông minh. Tuy nhiên, vào năm 2025, liệu chiếc tivi này có còn đủ sức cạnh tranh với các thế hệ mới hay không?
Đánh giá TCL 65C7K – Tivi QLED Mini-LED tầm trung đáng chú ý nhất năm 2025

Đánh giá TCL 65C7K – Tivi QLED Mini-LED tầm trung đáng chú ý nhất năm 2025

TCL 65C7K, mẫu tivi QLED Mini-LED 4K tầm trung ra mắt năm 2025, hứa hẹn mang đến trải nghiệm giải trí và chơi game ấn tượng với độ sáng cao, độ tương phản tốt và nhiều tính năng thông minh. Tuy còn một vài hạn chế nhỏ, 65C7K vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc giá của mình.
So sánh tivi TCL 65C7K và LG 65C5PSA – Liệu giá rẻ có thực sự kém xa?

So sánh tivi TCL 65C7K và LG 65C5PSA – Liệu giá rẻ có thực sự kém xa?

Liệu người dùng có thể sở hữu một chiếc tivi chất lượng cao mà không cần phát ‘đốt’ quá nhiều tiền? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Websosanh đến với màn so đấu trực tiếp giữa TCL 65C7K và LG 65C5PSA, để xem rằng liệu sự khác biệt về giá có đi kèm với khác biệt đáng kể về trải nghiệm hay không nhé.