Hiện tượng tủ đông đóng tuyết không phải lúc nào cũng xảy ra. Khi gặp trường hợp này, chắc hẳn chiếc tủ đông của bạn đã gặp một số vấn đề. Do đó, bạn cần phải phát hiện ra sớm và khắc phục kịp thời. Hãy cùng Websosanh.vn tìm hiểu một số nguyên nhân khiến tủ đông đóng tuyết và cách xử lý qua nội dung sau đây:
1. Để thực phẩm có độ ẩm cao vào trong tủ đông
Hành động để thực phẩm có độ ẩm cao vào trong tủ đông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đóng tuyết. Bởi làm như này, sẽ góp phần khiến độ ẩm trong tủ tăng lên. Trong quá trình đông lạnh, độ ẩm cao và nước từ thực phẩm sẽ tạo nên lớp tuyết bao quanh thực phẩm và bám vào lòng tủ. Điều này, dẫn đến tủ đông bị đóng tuyết nhanh chóng. Do đó, bạn phải vệ sinh thường xuyên để tránh tiêu thụ nhiều điện năng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng thịt cá, rau củ,…
+ Cách khắc phục: Bạn nên hạn chế để thực phẩm có độ ẩm cao vào tủ đông bằng cách cho vào hộp hay túi zip thực phẩm được hút ẩm.
2. Tủ đông bị hở hay do không đóng cửa tủ liên tục
Cửa tủ đông bị mở quá thường xuyên hay không được đóng kín cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tủ đông bị đóng tuyết. Cũng chính vì thế, mà khi sản xuất, các công ty đã thiết kế thêm khóa an toàn kết hợp goăng cao su để giảm thiểu sự thất thoát hơi lạnh. Bên cạnh đó, số lần mở tủ đông của bạn cũng ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của tủ. Bởi nếu mở thường xuyên, tủ sẽ tiêu hao một lượng điện lớn hơn bình thường.
+ Cách khắc phục: Bạn nên hạn chế mở tủ quá nhiều lần trong ngày bằng cách lấy đủ những thực phẩm cần dùng một lần. Mỗi khi đóng tủ, bạn nên kiểm tra tủ đã kín thít chưa. Có thể khóa lại để bảo vệ thực phẩm bên trong cũng như giúp cửa tủ khít hơn.
3. Goăng cao su của tủ đông bị hở/hỏng
Gioăng tủ đông lạnh thực chất một dải cao su liền mạch được gắn chặt vào rãnh xung quanh mép cửa. Trong quá trình sử dụng tủ đông, sẽ có trường hợp gioăng này bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và cần được cố định lại. Chức năng chính của goăng cao su là ngăn cản không khí bên ngoài không len vào trong tủ, đồng thời tránh hơi lạnh thất thoát ra bên ngoài. Bộ phận này bị hở hay hỏng là nguyên nhân khiến tủ đông bị đóng tuyết.
+ Cách khắc phục: Bạn nên kiểm tra gioăng cao su định kỳ khoảng 1 năm 1 lần. Chú ý quan sát xem goăng có bị bong tróc, bị hỏng hay không. Trường hợp gioăng đã bị hỏng, bạn nên gọi cho thợ chuyên môn để xử lý kịp thời.
4. Lỗ thoát nước bị tắc
Có thể do bị bám bẩn lâu ngày, mà lỗ thoát nước của tủ bị tắc. Khi gặp trường hợp này, sẽ làm cho độ ẩm trong tủ tăng lên. Đồng thời, nước từ trong thực phẩm không có chỗ để thoát ra ngoài, dẫn đến hiện tượng đóng tuyết ở tủ đông gia đình.
+ Cách khắc phục: Khi đã xem xét hết các nguyên nhân có thể gây hiện tượng đóng tuyết ở tủ đông. Nhưng vẫn xảy ra hiện tượng đóng tuyết, bạn nên kiểm tra lại vị trí lỗ thoát nước trong tủ, thường xuyên vệ sinh tủ đông và đảm bảo lỗ thoát nước thông thoáng nhé!
Kết luận:
Thế là ở nội dung trên, Websosanh.vn đã cùng bạn tìm ra nguyên nhân tủ đông đóng tuyết cũng như đưa ra cách khắc phục. Hy vọng với những thông tin hữu ích vừa rồi, bạn sẽ có cách xử lý tủ đông đóng tuyết đúng cách. Từ đó, giúp thực phẩm được bảo quản tốt nhất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.