Máy nén khí có rất nhiều công dụng khác nhau trong cuộc sống. Với nhiều người thay vì chọn mua những chiếc máy nén khí có trên thị trường thì họ tự chế máy nén khí để phục vụ nhu cầu sử dụng. Vậy, việc làm này có dễ dàng hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn có được những thông tin hữu ích. Đồng thời, gợi ý một vài cách chế máy nén khí hiệu quả như sau:
Chế máy nén khí có dễ không?
Với một chiếc máy nén khí thông thường có trên thị trường hiện nay thường có cấu tạo khá phức tạp với nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, rất nhiều người cho rằng việc tự chế là rất khó. Song, thực tế thì quá trình tự chế máy nén khí tại nhà không hề khó như mọi người nghĩ và không đòi hỏi các phụ kiện quá phức tạp.
Để có thể chế máy nén khí có nhiều cách khác nhau và mỗi cách đều dùng đến các dụng cụ khác nhau. Việc chế máy nén khí tại nhà với mức giá thành rẻ giúp mọi người tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng cũng như độ an toàn cũng không được đảm bảo. Do đó, nếu bạn sử dụng vào những công việc chuyên nghiệp thì tốt nhất nên cân nhắc và chọn mua chiếc máy nén khí phù hợp với nhu cầu sử dụng riêng.
Hướng dẫn cách chế máy nén khí đơn giản, dễ làm
Việc chế máy nén khí cũng không quá khó khăn. Nếu bạn đang băn khoăn không biết cách chế tạo như thế nào thì có thể tham khảo một số cách làm như sau:
Chế máy nén khí mini từ vỏ chai dầu gội
Mọi người có thể lựa chọn cách chế máy nén khí từ vỏ chai dầu gội. Đây là cách chế ra máy nén khí mini 12W được dùng để có thể bơm hơi đơn giản. Để có thể chế tạo ra máy nén khí này mọi người cần có các nguyên liệu như:
- Tìm một vỏ chai dầu gội đã được sử dụng hết.
- Một chiếc van khí một chiều.
- 2 miếng cao su có thể dùng săm xe máy cũ.
- Chọn máy bơm mini nhỏ 12V cùng ống dây dẫn khí.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi dụng cụ nêu trên thì có thể bắt đầu thực hiện theo từng bước như sau:
Bước 1: Xử lý sạch sẽ chai dầu gội bằng cách xịt nước làm sạch và để khô. Cần giữ lại nắp xịt của chai dầu gội, không nên vứt đi.
Bước 2: Trên chai dầu gội cần đục 1 lỗ trên thân và lắp van một chiều vào bên trong.
Bước 3: Dùng miếng cao su lót ở cả hai mặt, trong và ngoài chai nơi tiếp xúc giữa van và bình.
Bước 4: Sử dụng bơm điện cùng các ống dẫn để tạo ra một piston kín và dưa vào bên trong bình.
Bước 5: Tiếp theo bơm hơi vào trong chai dầu gội là quá trình chế máy nén khí hoàn thành.
Đây chỉ là một chiếc máy nén khí cực đơn giản nên chỉ sử dụng cho mục đích bơm xe đẹp, thổi bụi hoặc bơm bóng bay.
Tự chế máy nén khí từ vỏ bình cứu hỏa
Đối với dòng máy nén khí chế từ bình cứu hỏa cũng không quá khó. Nếu muốn thực hiện thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những công cụ như sau:
- Chuẩn bị 1 vỏ bình cứu hỏa mà bên trong đã hết khí.
- Chuẩn bị máy nén khí loại nhỏ 12V.
- 1 van nhôm tổng.
- Các loại van và đồng hồ như: van dẫn khí vào, ra, van an toàn, đồng hồ đo áp, rơ le điện….
- Chuẩn bị dây dẫn cùng các khớp nối, băng tan, keo dính và dây thép….
Khi đã chuẩn bị đầy đủ những vật dụng nêu trên thì có thể thực hiện theo từng bước như sau:
Bước 1: Cần xả hết bột còn sót lại trong bình cứu hỏa rồi trang bình bằng nước. Sau đó, dùng máy sấy để làm khô bình hoặc phơi bình khô.
Bước 2: Tiến hành dùng van tổng lắp vào phần đầu của bình cứu hỏa.
Bước 3: Tiếp tục lắp ghép các van khác nhau như van an toàn, van dẫn khí, rơ le điện, đồng hồ đo áp vào trong bình.
Bước 4: Cần phải lắp đặt thêm một lớp khớp nối để có thể kết nối bình với phần dây dẫn để đưa khí nén ra ngoài. Nên lắp đặt ở khu vực đầu xả.
Bước 5: Tiếp tục ở bộ phận van dẫn khí nên sử dụng ống nối nhanh để nối bình cứu hỏa với bơm điện 12V. Cũng có thể lắp đặt thêm van một chiều tại đây. Trong quá trình lắp đặt nên quấn băng cao su để tránh rò rỉ ra bên ngoài.
Bước 6: Bước cuối cùng chỉ cần dùng dây thép để có thể cố định máy bơm với thân bình cứu hỏa là hoàn thành.
Tóm lại, để có thể chế máy nén khí là điều cũng không quá khó. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi người dùng phải có kinh nghiệm khi thực hiện thì mới có thể đảm bảo an toàn. Việc tự chế máy nén khí chỉ sử dụng cho những việc đơn giản. Vì vậy, tốt nhất nên tìm mua máy nén khí có trên thị trường phù hợp với mục đích sử dụng.