Máy rửa bát là một thiết bị nhà bếp vô cùng hiện đại và ngày càng phổ biến đối với nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức để sử dụng máy rửa chén đúng cách. Sau đây, Websosanh sẽ chỉ ra 3 lỗi cơ bản của máy rửa chén mà người dùng hay mắc phải.
Để bát đĩa qua đêm trong máy
Mọi người lưu ý máy rửa bát không phải là tủ bát, sau khi rửa bát xong không nên để bát quá lâu trong máy mà nhất là để qua đêm.
Trong điều kiện đóng kín của máy, không khí nóng và hơi ẩm đọng lại trong máy sẽ khiến bát đĩa bị ướt trở lại. Do đó bạn nên chú ý lấy bát đĩa ra để khô sau khi kết thúc chu trình rửa nhé!
Không vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách
Cũng giống như các thiết bị nhà bếp khác, máy rửa chén cần được vệ sinh thường xuyên và đúng cách để chúng luôn sạch sẽ và hoạt động hiệu quả.
- Vệ sinh hàng ngày: làm sạch bề mặt, tránh nơi ẩm ướt, tránh chuột, côn trùng, gián xâm nhập.
- Vệ sinh hàng tuần, hàng tháng: theo khuyến cáo của nhà sản xuất nên sử dụng viên tẩy cặn cho máy hàng tuần, hàng tháng nên sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
- Thường xuyên vệ sinh lưới lọc rác, chú ý làm sạch thức ăn thừa trong máy rửa bát. Vệ sinh tay phun nước bằng cách tháo, loại bỏ cặn bẩn bám vào lỗ phun làm giảm áp lực phun nước của máy.
- Thường xuyên lau chùi bằng giấm, chanh, baking soda cũng rất tốt, giúp khử mùi và làm sạch cặn bẩn, tuy không phải bằng dung dịch chuyên dụng nhưng tại nhà rất sẵn và rẻ.
- Vệ sinh bộ lọc trong một số trường hợp, máy sạch nhưng có mùi khó chịu. Nếu bạn là người rất nhạy cảm, bạn nên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, sau khi rửa nên để cửa mở một lúc hoặc sử dụng tinh dầu để xông vào máy cho thơm hoặc bạn có thể cho vỏ chanh, cam quýt vào máy để tạo mùi thơm thiên nhiên dễ chịu.
Đặt bát đĩa vào máy rửa chén không đúng cách
Một việc tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng máy rửa bát. Đó chính là cách sắp xếp bát đĩa vào máy rửa chén. Để có được hiệu suất tốt nhất từ máy rửa chén của bạn, hãy ghi nhớ các khuyến nghị sau đây.
1. Sắp xếp các mặt hàng theo giá
Nồi, xoong, bát lớn, đĩa lớn nên đặt ở khay dưới, bát đĩa nhỏ và cốc nhỏ nên để ở khay trên. Các loại thìa, đũa để vào rổ đều được thiết kế riêng.
2. Xếp đúng hướng
Đặt bát nằm nghiêng (để nước không bị đọng bên trong), úp xoong nồi và đảm bảo tạo khe hở dưới đáy để tia nước có thể phun ra khắp khoang máy.
3. Đồ dễ vỡ không nên xếp chồng lên nhau
Để đồ thủy tinh, dễ vỡ không được chạm vào hoặc đặt chồng lên nhau. Áp lực nước cao có thể khiến chúng chen lấn, xô vào nhau và gây vỡ.
4. Chú ý đến khay đựng chất tẩy rửa
Với máy rửa bát, cần chú ý khi xếp gọn gàng để tránh làm kẹt nắp khay đựng bột rửa, khiến bột rửa không rơi ra ngoài.
5. Không xếp đồ làm chắn các vòi phun
Việc sắp xếp bát đĩa nên xa vòi phun và không bị che chắn giúp nước phun mạnh và lọt vào nhiều ngóc ngách của bát, đũa, đĩa. Xoay mặt bẩn nhất của vật dụng về phía vòi phun. Khi rửa xong bát đĩa, hãy xoay đầu vòi và đảm bảo vòi phun không bị mắc vào bát đĩa trong máy.
6. Xếp bát đĩa không vượt quá sức chứa của máy
Tất cả các máy rửa chén đều có giới hạn sử dụng. Bạn nên chú ý đến mức này vì nếu để bát đĩa quá tải vào máy không những không sạch mà còn có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức cần thiết trong việc sử dụng máy rửa bát để máy hoạt động hiệu quả, rửa sạch bát đĩa, giảm bớt gánh nặng cho các bà nội trợ.