Vào mùa đông, khi mà thời tiết lạnh ảnh hưởng không nhỏ đến các chi tiết và thành phần của xe máy, khiến các hoạt động của xe máy không còn chính xác như khi xe hoạt động trong những ngày mùa hè.
Chính vì vậy, khi sử dụng xe máy trong những ngày đông lạnh giá, bạn rất có thể gặp phải những lỗi dưới đây, và nếu như biết cách xử lý, thì các vấn đề này không còn quá nghiêm trọng.
Xe máy bị khó nổ xe máy vào buổi sáng
Tình trạng khó nổ máy buổi sáng rất phổ biến
Tình trạng khó đề xe máy vào buổi sáng trời lạnh là tình trạng rất thông thường, và với việc khó đề xe trong buổi sáng thì bạn có thể thực hiện các bước khắc phục như sau:
– Tắt hết các đèn xi nhan, đèn pha, còi xe…để tập trung “năng lượng” để có thể đề xe máy
– Kéo le hết cỡ để có được lượng xăng đủ để nổ máy
– Đạp nổ xe, kết hợp đề xe để nhanh chóng có thể đề máy
Ngoài ra, với từng trường hợp mà khiến xe khó có thể nổ máy, bạn có thể có các cách xử lý để xe có thể hoạt động trở lại một cách thông thường.
Tham khảo thêm cách xử lý khi xe máy khó nổ vào buổi sáng sớm.
Xe máy bị “giật cục” khi mới vận hành
Bạn nên chạy garanti khi mới khởi động xe máy để động cơ được hoạt động ổn đinh
Với những chiếc xe máy, hiện tượng “giật cục” khi mới vận hành trong thời tiết lạnh là khá phổ biến, đặc biệt là với các dòng xe số.
Nguyên nhân là do khi động cơ vận hành trong tình trạng máy còn lạnh: nhiệt độ thấp làm giảm khả năng bôi trơn của dầu nhớt. Đồng thời làm nhiệt độ buồng đốt chưa đạt được độ nóng cần thiết. Và đây cùng là lúc mà độ hao mòn động cơ ở mức cao.
Chính vì vậy, mỗi buổi sáng sớm, bạn nên cho xe vận hành ở chế độ Garanti (nổ máy không tải) khoảng 1, 2 phút. Khi vặn tay ga thấy máy nổ mượt và đều, đó chính là lúc động cơ và dầu đã đạt được nhiệt độ cần thiết.
Lưu ý là không nên ngay lập tức vặn ga hết cỡ khi xe vừa mói nổ máy, điều này có thể gây ra hiện tượng xe bị sặc, chết máy, và cũng là nguyên nhân khiến xe nhanh chóng bị hỏng. Ở xe tay ga, bạn cần giữ ga đều đều khi mới khởi động, rồi mới dần dần tăng ga. Còn với xe máy số, thì bạn nên chạy xe từ số 1, tăng dần lên số 2 và chạy ít nhất 1 km đầu tiên ở số 3, rồi mới tăng lên số 4.
Tay phanh cứng và lạnh
Các vấn đề về phanh cũng khá thường gặp trong mùa đông
Thông thường, khi trời trở lạnh, không khí hanh khô thường xuất hiện, điều này làm khô dầu tay ga, tay phanh khiến cho việc sử dụng trở nên khó khăn và gây ra mất sự mất an toàn khi vận hành. Để xử lý hiện tượng này bạn nên kết hợp hai cách:
– Không nên để dây phanh quá căng
Khi đi xe máy trong thời tiết lạnh giá, bạn không nên để dây phanh quá căng, bởi lúc vào mùa đông, khi tay bị lạnh do thời tiết lạnh, khiến cho tay mất cảm giác, nên lực phanh thường mạnh hơn thông thường, việc căng dây phanh quá, khiến tình trạng phanh gấp dễ xảy ra khiến mất an toàn.
Việc căn chỉnh dây phanh bạn có thể tự làm một cách khá dễ dàng với thao tác nới ốc giữ chốt phanh cho loại phanh tang trống (phanh đùm). Với loại phanh sử dụng dầu ép thủy lực (phanh dầu), bạn nên mang xe ra ngoài cửa hàng sửa chữa để nhờ đặt lại nấc bơm dầu.
– Bảo dưỡng dây phanh và bộ phanh
Bảo dưỡng, tra dầu mỡ toàn bộ xe đều đặn. Xúc rửa và tra dầu mỡ mỗi khi thấy hiện tượng dây phanh và dây ga nặng hoặc kẹt. Giá bảo dưỡng dây phanh, dây ga ở khoảng 20 ngàn tới 30 ngàn đồng tùy thuộc loại xe ga hay xe số.
Ngoài ra, dầu phanh cũng cần lưu ý thay nếu như dầu phanh đã sử dụng quá lâu, hoặc má phanh đã cũ, bị mòn, mất lực phanh. Hoặc đĩa phanh bị cong vênh…
Trên đây là một số lỗi thường gặp khi vận hành xe máy trong thời tiết lạnh và cách xử lý, mong rằng bạn đã có cho mình kiến thức để có thể vận hành xe máy tốt trong mùa đông lạnh giá.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam
O.N