Năm nay điểm thi của thí sinh chỉ mang tính chất tương đối bởi nó phụ thuộc vào độ khó dễ của đề thi. Theo cấu trúc của đề thi thì 60% là kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao.
Trước đây, đề thi tốt nghiệp THPT đa phần là kiến thức cơ bản, chỉ có kỳ thi đại học là có kiến thức nâng cao để phân loại. Do vậy, với đề thi năm nay, nếu học sinh làm được 60% kiến thức cơ bản thì cũng tương đương như năm ngoái làm được 100% đề thi tốt nghiệp.
Từ ngày 1/8, thí sinh bắt đầu nộp đơn xét tuyển ĐH, CĐ đợt 1. Nộp đơn xin phúc khảo bài thi ở đâu… là một trong những vấn đề mà thí sinh và phụ huynh quan tâm nhất . Có những điểm mà các teen 12 cần lưu ý trong kì thi này
1. Trượt tốt nghiệp sẽ không được xét tuyển Đại học, Cao Đẳng
Sau khi biết điểm các em còn đợi khoảng 1 tuần để xét tốt nghiệp
Năm nay theo quy định của bộ giáo dục 1 điểm là điểm liệt , nếu thí sinh có một môn được 1 điểm thì sẽ không đỗ tốt nghiệp THPT. Cũng theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh trúng tuyển vào đại học phải tốt nghiệp THPT, những trường hợp nói trên sẽ không được xét vào đại học, cao đẳng.
2. Phúc khảo
Trong trường hợp thí sinh cảm thấy điểm thi của mình không thỏa đáng các em có thể nộp đơn phúc khảo để chấm lại bài thi của mình.
Để nộp đơn phúc khảo, thí sinh có thể nộp ở các trường phổ thông mình học, Sở GD&ĐT hoặc tại cụm thi mình vừa thi xong. Dù là nộp ở trường hay ở Sở thì đơn của thí sinh sẽ được chuyển về cụm thi để Hội đồng chấm phúc khảo. Các em không phải lo lắng về vấn đề này.
3. Nộp đơn xét tuyển
Khoảng cuối tháng 7 giấy chứng nhận kết quả thi sẽ đến tay các thí sinh.Từ 1/8, thí sinh bắt đầu nộp đơn xét tuyển vào các trường Đại Học, Cao Đẳng đợt 1.
Trường đại học, cao đẳng sẽ đăng tuyển sau khi có kết quả của tất cả các cụm thi. Bộ sẽ xác định điểm đầu vào để tư vấn cho Bộ trưởng quy định ngưỡng tối thiểu. Như vậy, ngưỡng tối thiểu sẽ nhiều hơn,dư dôi hơn so mục tiêu của các trường.
Bộ đã quy định cứ 3 ngày, các trường phải thông báo số liệu nộp hồ sơ xét tuyển. Các thí sinh sẽ theo dõi những thông tin này trên trang điện tử của trường để biết mình có đỗ hay không, từ đó quyết định rút hồ sơ hay tiếp tục nộp hồ sơ vào trường đó.
Như vậy, thí sinh nên hết sức bình tĩnh và cân nhắc lựa chọn trường. Bởi nếu thí sinh quyết định thay đổi nguyện vọng thì phải đích thân thí sinh hoặc người nhà rút hồ sơ thì mới lấy được giấy báo kết quả để nộp vào trường khác. Như vậy, việc rút hồ sơ sẽ phức tạp hơn.
Các thi sinh cần lưu ý, trong đợt xét tuyển bổ sung thứ 2, mỗi thí sinh có tới 3 giấy báo kết quả thi nên số đơn ảo rất lớn, khó cho thí sinh lựa chọn trường và ngành phù hợp. Tôi có lời khuyên với các thí sinh là suy nghĩ cẩn thận, lựa chọn trường vừa tầm phù hợp kết quả thi của mình ngay từ lần xét tuyển đầu tiên.
4. Nên chọn vào trường nào ?
Các trường có những ngành “hot” điểm cao nhưng có những ngành mà nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước lại ít thí sinh quan tâm như: kỹ thuật vật liệu kim loại, kỹ thuật nhiệt-lạnh; kỹ thuật dệt… Các ngành này sẽ có đầu vào với điểm chuẩn tương đối thấp
Thí sinh năm nay cần tỉnh táo, đạt dưới 21 điểm chỉ nên nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường thuộc top khó tuyển hoặc những ngành kém “hot” nhưng có nhu cầu cao trong thị trường nhân lực chất lượng cao, dễ có việc làm khi ra trường và, thậm chí cơ hội có học bổng đi học nước ngoài ở trình độ cao hơn còn nhiều.
Những thí sinh chỉ đạt 18 đến 20 điểm nên nộp đơn xét tuyển vào trường tốp 2 hoặc trường có đề án tuyển sinh riêng (không loại trừ khả năng vào những ngành kém hot của trường tốp đầu).
Thí sinh cần thận trọng tính toán và phải theo dõi cập nhật thường xuyên thông tin về số lượng thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển trước đó và điểm thi của các thí sinh này để rút hoặc nộp hồ sơ cho hợp lý.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam