6 thói quen xấu khi sử dụng điều hòa khiến tiền điện tăng vọt

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bật nhiệt độ thấp nhất khi vào phòng; bật/tắt hoặc tăng/giảm nhiệt độ điều hòa liên tục; sử dụng chế độ Dry sai cách; bật máy lạnh cả ngày; không vệ sinh điều hòa định kỳ; che chắn cục nóng quá kỹ là 6 thói quen xấu khi sử dụng điều hòa khiến tiền điện tăng vọt.

Cùng tìm hiểu chi tiết từng lý do khiến hóa đơn tiền điện khi sử dụng điều hòa vào cuối tháng tăng vọt để biết cách khắc phục bạn nhé!

1. Bật nhiệt độ điều hòa thấp nhất khi mới vào phòng

Khi mới đi ngoài trời nắng về, rất nhiều người khi vào phòng điều hòa có thói quen bật nhiệt độ ở mức thấp nhất với mong muốn căn phòng được làm mát nhanh chóng không mất thời gian chờ đợi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc máy nén và quạt gió của điều hòa phải hoạt động công suất tối đa để căn phòng đạt đến nhiệt độ được cài đặt.

Nếu bạn thường xuyên có thói quen cài đặt nhiệt độ điều hòa ở mức thấp nhất sẽ có thể gây ra nhiều hậu quả như: máy hoạt động quá tải, phải hoạt động liên tục nên dễ bị hỏng, đối với người dùng có thể xảy ra tình trạng sốc nhiệt do cơ thể không kịp thích ứng với việc thay đổi nhiệt độ. Đặc biệt, khi máy lạnh phải hoạt động liên tục với mức công suất tối đa thì sẽ gây tốn kém điện năng hơn rất nhiều.

Do đó, các chuyên gia điện lạnh khuyên bạn chỉ nên cài đặt mức nhiệt 25 độ C khi mới bắt đầu khởi động máy. Sau đó khi căn phòng đã mát hãy tăng hoặc giảm theo nhu cầu sử dụng của mình để tránh tình trạng điều hòa phải hoạt động quá công suất.

điều hòa
Bật nhiệt độ điều hòa thấp nhất khi mới vào phòng

2. Bật/tắt hoặc tăng/giảm nhiệt độ điều hòa liên tục

Một số người không am hiểu về điều hòa tự cho rằng, nếu sau khi máy lạnh đã làm mát căn phòng rồi thì hãy tắt máy đi. Khi nào phòng bị nóng thì sẽ lại bật lại điều hòa để tiết kiệm điện năng.

Nhưng thực tế, thói quen này lại không hề tiết kiệm điện năng như bạn vẫn lầm tưởng. Vì khi bạn bật tắt máy điều hòa liên tục, máy nén sẽ phải khởi động lại từ đầu để làm mát căn phòng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc một lượng điện năng  lớn sẽ cần sử dụng vào việc khởi động máy nén nên việc tăng chi phí tiền điện là điều chắc chắn. Chưa kể, việc tắt bật và tăng giảm nhiệt độ liên tục con giảm tuổi thọ của sản phẩm.

điều hòa
Bật/tắt hoặc tăng/giảm nhiệt độ điều hòa liên tục

3. Bật máy lạnh – điều hòa cả ngày

Thói quen sử dụng máy lạnh 24/7 cũng là một trong các lý do khiến hóa đơn tiền điện cuối tháng của gia đình bạn tăng vọt. Không chỉ vậy thói quen này còn khiến tuổi thọ của máy bị suy giảm do phải vận hành liên tục không được nghỉ ngơi.

Chính  vì vậy bạn nên cân đối thời gian bật điều hòa trong ngày, nhất là vào những ngày trời nắng nóng. Sau khoảng 3-4 tiếng bật điều hòa hãy mở cửa phòng để không khí được lưu thông. Bạn cũng nên căn các khoảng thời gian không quá nóng để tắt điều hòa giúp tiết kiệm điện năng đáng kể.

điều hòa
Bật máy lạnh – điều hòa cả ngày

4. Sử dụng chế độ Dry sai cách

Một số người sử dụng chế độ Dry kết hợp với quạt gió để tiết kiệm điện năng nhưng đây lại là thói quen sai lầm.

Vì chế độ Dry trên điều hòa phù hợp cho những ngày có thời tiết mát mẻ, đặc biệt là khi độ ẩm trong không khí cao từ 60 – 70%. Trong khi đó vào mùa hè độ ẩm trong không khí thấp, nên nếu bạn sử dụng có thể gây ra nhiều vấn đề như: khó chịu, khô da, khô mũi, khô họng không tốt cho sức khỏe hệ hô hấp.

điều hòa
Sử dụng chế độ Dry sai cách

5. Không vệ sinh máy điều hòa định kỳ

Vệ sinh điều hòa định kỳ 1 năm 2 lần không chỉ giúp làm sạch bụi bẩn mà còn giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả. Khi máy lạnh sạch sẽ bụi bẩn các bộ phận bên trong máy sẽ hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn, làm lạnh nhanh hơn từ đó tiết kiệm điện năng hơn.

Tùy theo mức độ sử dụng điều hòa ít hay nhiều mà bạn có thể vệ sinh từ 2-9 tháng 1 lần. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

điều hòa
Không vệ sinh máy điều hòa định kỳ

6. Che chắn quá kỹ cho cục nóng

Vì lo sợ cục nóng khi đặt ở ngoài trời sẽ bị hỏng nhiều người đã che đậy quá kỹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điện lạnh, che chắn cục nóng quá kỹ thực sự không cần thiết vì  bộ phận này thường được làm bằng chất liệu bền bỉ, có phủ lớp chống ăn mòn nên có độ bền cao và có thể chịu được các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết bên ngoài.

Thậm chí, việc che chắn quá kỹ còn cản trở đến luồng khí lưu thông mà cục nóng đang làm nhiệm vụ và khiến cho cục nóng không tỏa nhiệt, hậu quả ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát của cục lạnh và gây tiêu hao điện năng. Do đó, bạn chỉ cần chú ý lắp đặt cục nóng ở nơi thông thoáng và không quá thấp là được.

điều hòa
Che chắn quá kỹ cho cục nóng

Hãy bỏ ngay 6 thói quen xấu khi sử dụng điều hòa khiến tiền điện tăng vọt chúng tôi vừa chia sẻ ở trên để có thể yên tâm sử dụng điều hòa thoải mái bạn nhé!

Tin tức về Điều hòa

TOP 3 điều hòa cấp khí tươi cực "xịn" từ Casper, Xiaomi và TCL

TOP 3 điều hòa cấp khí tươi cực "xịn" từ Casper, Xiaomi và TCL

Các model điều hòa cấp khí tươi từ Casper, Xiaomi và TCL dưới đây không chỉ có giá bán hợp lý mà còn được trang bị công nghệ cấp khí tươi cao cấp, kèm theo lọc không khí siêu sạch và loạt trang bị hiện đại tối ưu làm mát và tiết kiệm điện.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!