Thiết kế
Trái tim của chiếc Asus Vivobook 14 X403FA nằm trong một thiết kế sang trọng, khung kim loại mỏng nhẹ và lớp phủ mờ mềm mại. Thiết bị có 2 màu Xanh bạc và Hồng kim loại. Phần bezel đen xung quanh màn hình được làm bằng nhựa. Mình không có phàn nàn gì về chất lượng hoàn thiện trên chiếc Asus VivoBook 14 này. Các khớp nối được ghép chắc chắn và hoàn hảo, khung máy được cắt gọt rất cẩn thận. Độ chắc chắn và ổn định của thiết bị cũng không hề có điểm nào để chê.
Chiếc X403FA không có hầm bảo trì riêng. Để tiếp cận được hệ thống bên trong, bạn phải tháo hoàn toàn nắp dưới của máy, được cố định bằng một số con ốc. Sau đó, bạn cần dùng một dao nhựa sắc hoặc vật mỏng để đẩy các lẫy nhựa ra. Mình khuyên bạn nên bắt đầu từ một góc phía cạnh trước của thiết bị.
Cổng kết nối
Asus Vivobook 14 X403FA có 3 cổng USB (2 cổng USB A, 1 cổng USB C). 2 trong số 3 cổng (1 USB A và 1 USB C) có tốc độ USB 3.2 Gen 1, cổng còn lại là USB 2.0. Cổng USB C có thể dùng để sạc thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên nó không hỗ trợ DisplayPort cũng như Power Delivery. Ngoài ra cũng có một cổng HDMI đảm bảo kết nối với màn hình rời.
Bàn phím – Touchpad
Asus VivoBook được trang bị bàn phím chiclet. Bề mặt phím mềm, hành trình ngắn và điểm lực rõ ràng. Theo quan điểm của mình, bàn phím của máy khá là ủy mị. Trong quá trình soạn thảo, khung bàn phím có hiện tượng võng nhẹ. Tuy nhiên điều này không gây quá nhiều khó chịu. Đèn nền bàn phím có 2 cấp độ, có thể điều khiển qua hàng phím chức năng. Nhìn chung, Asus đã trang bị một bàn phím ổn trên chiếc VivoBook 14.
Clickpad đa điểm có kích thước 10.5 x 6.2 cm. Nó đủ rộng để bạn có thể thao tác đa điểm, cử chỉ một cách thoải mái. Bề mặt mềm nhịn giúp di chuyển ngón tay một cách dễ dàng. Phím tích hợp có hành trình ngắn, bù lại điểm lực rõ ràng.
Màn hình
Asus Vivobook 14 X403FA có màn hình IPS với góc nhìn rộng. Vì vậy, màn hình có thể hiển thị tốt từ mọi vị trí. Độ sáng màn hình chỉ đủ để sử dụng trong nhà. Khi ở ngoài trời, việc đọc các nội dung trên màn hình khá khó khăn, trừ khi bạn ở trong bóng râm hoặc trời nhiều mây.
Hiệu năng
Với VivoBook 14, Asus có một thiết bị văn phòng 14 inch tốt trong tầm giá. Hiệu năng của thiết bị đủ để đáp ứng công việc văn phòng cũng như duyệt web. Tại thời điểm bài viết, thiết bị của mình có mức giá từ $894 đến $1004.
Asus VivoBook được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i5-8250U. Đây là bộ vi xử lý 4 nhân ULV tiết kiệm điện năng với mức độ tiêu thụ chỉ 15W. Xung nhịp cơ bản là 1.6 GHz, nhờ công nghệ TurboBoost, xung nhịp của máy có thể tăng lên đến 3.7 GHz cho cả 4 nhân, 3.8 GHz cho 2 nhân và 3.9 GHz trên 1 nhân.
Notebook 14 inch này mang tới hiệu năng đạt mức tốt, thiết bị cũng có điểm số cao trong bài kiểm tra của PCMark. Với cấu hình đi kèm, hệ thống hoạt động hoàn toàn nhanh và mượt mà. Trong quá trình sử dụng, mình không nhận thấy bất kỳ vấn đề nào. Hiệu năng của thiết bị thừa đủ để đáp ứng các tác vụ văn phòng cũng như duyệt web. Hệ thống RAM 2 luồng cũng một phần giúp tăng cường thêm hiệu năng.
Asus sử dụng SSD NVMe từ Intel, có dung lượng 512 GB. Tốc độ truyền tải tệp tin là ổn dù không phải là hàng đầu. SSD NVMe đảm bảo tốc độ nhanh hơn SSD SATA III, vì được kết nối qua PCIe.
Intel UHD Graphics 620 đảm nhận các tác vụ đồ họa trên Asus Vivobook 14 X403FA. Nó hỗ trợ DirectX 12, có xung nhịp tối đa là 1100 MHz. Các kết quả hiệu năng trên 3DMark ở mức trung bình của mặt bằng chung. Nhờ hệ thống RAM 2 luồng, nên hiệu năng được cải thiện thêm một chút so với các thiết bị chỉ dùng 1 thanh RAM.
Với cấu hình như trên, thiết bị có thể chơi một số game một cách mượt mà, nhưng đều là những game yêu cầu cấu hình thấp. Ngay cả Dota 2 Reborn, BioShock Infinite hay Team Fortress 2 chỉ có thể chơi ở mức độ họa và độ phân giải thấp. Nhờ hệ thống RAM đa luồng, FPS khi chơi game của máy có cao hơn một chút so với các thiết bị còn lại.
Loa ngoài
Loa ngoài của máy được đặt ở cạnh dưới. Chất lượng âm thanh có thể chấp nhận được nhưng âm trầm thiếu rất nhiều. Thêm nữa là âm lượng tối đa không quá lớn. Nhìn chung bạn vẫn cần tai nghe hoặc loa ngoài để đảm bảo trải nghiệm âm thanh.
Tuổi thọ pin
Asus quảng cáo chiếc VivoBook 14 tập trung vào viên pin 72 Wh cùng thời lượng sử dụng lên tới 24h. Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm của mình không thực sự đạt tới con số đó. Thiết bị có thể phát video liên tục trong gần 20h, với độ sáng màn hình 150 nits, chế độ năng lượng Balance.
Khi thử nghiệm sử dụng wifi cơ bản, cũng với chế độ năng lượng Balance và độ sáng 150 nits, thiết bị có thể hoạt động liên tục lên tới 13 giờ.
Thời lượng pin tối đa ghi nhận được trên thiết bị là 36h giờ khi nhàn rỗi, độ sáng màn hình khi đó là tối thiểu.