1. Bảng mã lỗi tủ lạnh Beko và ý nghĩa
Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng tủ lạnh Beko mà gặp lỗi thì đừng quá lo lắng. Trước tiên bạn cần nắm được bảng mã lỗi tủ lạnh Beko và ý nghĩa của chúng để biết hiện tại chiếc tủ lạnh của bạn đang gặp lỗi gì từ đó dễ dàng khắc phục được chi tiết.
Trên các dòng tủ lạnh Beko 2 cánh hiện nay đang có các mã lỗi cơ bản sau bạn cần nắm được:
1.1 Tủ lạnh Beko lỗi E0 là bị làm sao?
Nếu tủ lạnh Beko nhà bạn báo lỗi E0 thì có ý nghĩa là tủ đang bị lỗi điện trở nhiệt tủ đông hoặc quạt máy nén chạy liên tục không ngắt.
1.2 Tủ lạnh Beko Báo Lỗi E1
E1 có ý nghĩa là lỗi cảm biến không xả đá ngăn đông.
1.3 Tủ lạnh Beko lỗi E3
Đây là lỗi báo nhiệt điện trở hoặc cảm biến bị hỏng
1.4 Tủ lạnh Beko báo lỗi E4
Lỗi E4 trên tủ lạnh Beko có ý nghĩa thông báo hỏng bộ sưởi rả đông
1.5 Tủ lạnh Beko bị lỗi E5
Ý nghĩa của lỗi E5 trên tủ lạnh Beko muốn chỉ cảm biến tủ lạnh đã bị hỏng
1.6 Tủ lạnh Beko báo lỗi E6
Đây là thông báo cho biết nút nhấn chọn chế độ hay chức năng của bạn bị lỗi
1.7 Tủ lạnh Beko bị lỗi E7
Lỗi E7 trên tủ lạnh Beko này có ý nghĩa là náy nén tủ lạnh đang gặp vấn đề hoặc bị rò rỉ gas
1.8 Tủ lạnh Beko lỗi E8
Ý nghĩa của lỗi E8 trên tủ lạnh Beko là bộ phận làm đá hoặc cảm biến nhiệt điện trở đá bị hỏng
1.9 Tủ lạnh Beko báo lỗi E9
Lỗi này có ý nghĩa là tủ lạnh Beko đã bị hỏng máy làm đá
1.10 Tủ lạnh Beko báo lỗi E12
Lỗi E12 trên tủ lạnh Beko muốn thông báo tới bạn là bộ phận chuyển mạch bị lỗi
2. Cách kiểm tra và khắc phục các mã lỗi tủ lạnh Beko
Nếu trên màn hình tủ lạnh Beko của gia đình có thông báo lỗi từ E0 – E12 như trên thì bạn có thể kiểm tra nhanh và khắc phục các mã lỗi tủ lạnh Beko như sau:
2.1 Cách khắc phục lỗi E0 trên tủ lạnh Beko
– Bước 1: Bạn Vệ sinh quạt máy nén tủ lạnh Beko thật sạch sẽ
– Bước 2: Kiểm tra lại quạt dưới máy nén xem có hư hỏng gì không
– Bước 3: Kiểm tra lại hệ thống dây điện hoặc thay thế cảm biến nếu phát hiện hư hỏng
2.2 Cách khắc phục lỗi E1 trên tủ lạnh Beko
– Bước 1: Kiểm tra lại hệ thống dây điện
– Bước 2: Thay cảm biến mới
– Bước 3: Kiểm tra bo mạch điều khiển
2.3 Cách khắc phục lỗi E3 trên tủ lạnh Beko
– Bước 1: Kiểm tra lại hệ thống dây điện
– Bước 2: Thay cảm biến hoặc bo mạch điều khiển
2.4 Cách khắc phục lỗi E4 trên tủ lạnh Beko
– Bước 1: Kiểm tra lại hệ thống dây điện
– Bước 2: Kiểm tra điện trở xả đông có hoạt động liên tục
– Bước 3: Bo mạch điều khiển có vấn đề
2.5 Cách khắc phục lỗi E5 trên tủ lạnh Beko
– Bước 1: Kiểm tra dây kết nối 1 trong 3 cảm biến nhiệt độ với bo mạch điều khiển
– Bước 2: Các đầu nối zắc cắm bị ten hoặc lỏng
2.6 Cách khắc phục lỗi E7 trên tủ lạnh Beko
– Bước 1: Kiểm tra lại máy nén và bo mạch điều khiển
– Bước 2: Kiểm tra hệ thống tuần hoàn gas có bị rò rỉ hoặc tắc nghẻn
2.7 Cách khắc phục lỗi E8 trên tủ lạnh Beko
– Bước 1: Kiểm tra lại hệ thống dây điện
– Bước 2: Kiểm tra cảm biến hoặc bo mạch điều khiển
2.8 Cách khắc phục lỗi E9 trên tủ lạnh Beko
– Bước 1: Kiểm tra hệ thống dây điện
– Bước 2: Kiểm tra bộ phận làm đá
2.9 Cách khắc phục lỗi E12 trên tủ lạnh Beko
Tiếp xúc không tốt trên công tắc, các vị trí kết nối dây với bảng mạch điều khiển hoặc công tắc, điện trở của dây.
3. Những lưu ý khi lắp đặt và sử dụng điều hòa Beko thế nào để ít lỗi
Để dùng sản phẩm tủ lạnh bền bỉ, ít lỗi nhất bạn cần lưu ý và biết cách sử dụng tủ lạnh Beko sau:
- Khi mới mua tủ lạnh Beko mới về cần chờ cho gas tủ lạnh ổn định rồi mới cắm nguồn điện.
- Khi mới cắm nguồn điện cần để tủ lạnh làm lạnh trong tủ tới nhiệt độ nhất định, tủ hoạt động ổn định rồi mới bỏ thực phẩm vào bảo quản.
- Nên rửa sạch thực phẩm rồi để khô ráo rồi mới cất vào tủ lạnh bảo quản.
- Đồ đã bảo quản trên ngăn đá bỏ ra rã đông rồi cần sử dụng hết luôn trong ngày tránh cấp đông, rã đông quá nhiều lần vừa mất dinh dưỡng vừa hại tủ.
- Nên bố trí sắp xếp thực phẩm, chai lọ, các hộp đựng thực phẩm bảo quản hợp lý để luồng khí lạnh đi qua đều khắp các ngóc ngách trong tủ.
- Có kế hoạch vệ sinh tủ lạnh Beko định kỳ để tránh lẫn mùi thực phẩm và không gian bên trong, bên ngoài tủ luôn được sạch sẽ.