Các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi "chuẩn" cho các mẹ bầu

Chuyển tới nội dung chính trong bài [xem]
Với một cơ thể "đồ sộ", một chiếc bụng bầu "cồng kềnh", các mẹ bầu sẽ rất khó khăn trong việc đi lại, nằm ngồi. Tuy nhiên, để tốt nhất cho sự phát triển của bé, mẹ nên nhớ những điều sau đây.

Mẹ bầu cần nằm ngủ như thế nào để tốt nhất cho thai nhi?

Các nhà khoa học khuyên rằng mẹ bầu nên nghiêng sang trái khi nằm và đây là tư thế chuẩn nhất để giúp bé phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng phải giữ nguyên tư thế này.

Nằm nghiêng sang bên trái là cách tốt nhất để bà bầu dễ ngủ và thai nhi được bảo vệ

– Ba tháng đầu của thai kỳ: Trong gian đoạn này, mẹ bầu có thể nằm ngửa, chân gác trên gối ôm, toàn thân thả lỏng bởi lúc này em bé vẫn chưa hình thành. Ngoài ra, mẹ bầu có thể nằm bất cứ tư thế nào giúp dễ ngủ.

– Từ bốn tháng trở đi: Bắt đầu từ lúc thai nhi được 4 tháng, nếu mẹ bầu nằm ngửa sẽ khiến tử cung đè lên động mạch chủ sau tử cung, khiến cho lượng máu và chất dinh dưỡng cung cấp cho em bé trong bụng giảm một cách đáng kể. Cũng bởi lý do này mà mẹ nên chọn nằm nghiêng. Tư thế nằm nghiêng có rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu, vừa khiến mẹ cảm thấy thoải mái hơn, vừa làm giảm căng cơ và đồng thời tránh cho phần bụng lớn đè lên mạch máu chính.

Vậy, nằm nghiêng bên trái hay bên phải sẽ tốt hơn?

Các nhà khoa học khuyên rằng mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái. Lý do là bởi nằm nghiêng sang phải có thể làm căng niêm mạc tử cung, kéo dãn mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp ô-xy cho thai nhi. Ngược lại nếu nằm nghiêng sang bên trái, tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết. Tất nhiên, rất khó cho các mẹ để giữ nguyên tư thế cả ngày lẫn đêm khi nằm nên một chiếc gối chữ U hay một chiếc gối ôm kẹp giữa hai chân sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn. Ngoài ra, mẹ bầu nên dùng một tấm chăn mỏng để đỡ phần bụng khi nằm nghiêng. Khi nằm nghiêng, hai chân mẹ sẽ hơi co lên một chút nhưng tuyệt đối cần tránh kiểu nằm nghiêng co lưng.

Mẹ bầu cần ngồi thế nào khi mang thai?

Bà bầu ngồi cần phải cẩn thận tư thế sao cho chuẩn

Ngồi cũng là một vấn đề đối với các mẹ bầu bởi lúc này bụng đã lớn lên, nó sẽ phát triển từng ngày. Dưới đây là một vài lưu ý cho tư thế ngồi của các mẹ bầu:

– Nên lựa chọn loại ghế có chiều dài chân ghế khoảng 40 cm, không nên quá cao cũng khong nên quá thấp, ghế cần có tay vịn, có lưng ngả chắc chắn.

– Nếu mẹ đang đứng chuyển sang ngồi thì cần phải thực hiện từ từ, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ. Mẹ chống tay vào đùi hoặc tay vịn của ghế, rồi từ từ ngồi xuống.

– Nếu thai nhi quá lớn thì hãy lấy tay đỡ lưng khi ngồi xuống, tựa lưng vào ghế và hai chân mở song song.

– Không nên ngồi quá lâu mà nên vận động để giúp cơ thể tuần hoàn máu.

– Có thể đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng để giúp lưng đỡ đau hơn.

Mẹ bầu khi đi lại, di chuyển cần nhớ những điều gì?

Việc đi lại với bà bầu sẽ ngày càng khó khăn nhưng hãy năng vận động một chút, như thế sẽ tốt hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé

Đi lại với mẹ bầu là cả một vấn đề, có những người bụng bầu nhỏ có thể vẫn đi lại bình thường, nhưng có những người lại cực kỳ vất vả để “vác” theo cả một bụng bầu to vượt mặt. Dưới đây là một số điều mẹ nên chú ý khi đi lại, di chuyển để đảm bảo an toàn cho bé:

– Khi đi lại, mẹ bầu nên giữ lưng thẳng, đầu hơi ngẩng, gót chân chạm đất trước, cố gắng bước đi chắc chắn, từ từ, chậm rãi, cân bằng cơ thể.

– Tránh đi bằng mũi chân, bước nhanh để tránh bị ngã do trọng lực dồn vào phần bụng quá nhiều.

– Khi lên xuống cầu thang, hoặc bước lên những chỗ cao, mẹ bầu nên tận dụng tay vịn để tránh rủi ro té ngã. Điều mà mẹ cần nhớ là phải giữ lưng thật thẳng bởi nếu lưng không thẳng thì trọng lượng cơ thể sẽ không được phân bổ đều, gây ra tình trạng đau lưng.

+ Đặt chân vững chắc rồi mới bước, đồng thời dựa vào tay vịn.

+ Nên nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút nếu cảm thấy đang đi bộ mà mệt.

+ Tập trung cao độ khi bước lên, bước xuống cầu thang, tránh bước hụt.

Tư thế đứng “chuẩn” của mẹ bầu

Đừng tưởng việc đứng với mẹ bầu mà dễ dàng, sẽ chẳng có gì dễ dàng nếu bạn có thêm một chiếc bụng bầu nặng cả chục cân.

– Khi đứng, mẹ bầu nên thả lỏng vai, chân thẳng song song, hai bàn chân mở nhỏ hơn so với vai. Tư thế này giúp trọng tâm cơ thể chia đều ra 2 chân, giảm bớt áp lực, mệt mỏi.

– Tránh đứng quá lâu để hạn chế tình trạng đau lưng, sưng phù chi dưới và co phồng tĩnh mạch.

– Tốt nhất, khi bắt buộc phải đứng, nên thay đổi vị trí chân trước chân sau, đồng thời ngồi xuống nghỉ ngơi đúng thời điểm để máu lưu thông và lưng thư giãn.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tổng hợp các dòng sữa Kendamil có mặt hiện nay

Tổng hợp các dòng sữa Kendamil có mặt hiện nay

Sữa Kendamil là dòng sữa bột ngoại nhập đạt chuẩn quốc tế phù hợp cho nhiều độ tuổi nên rất được nhiều mẹ bỉm sữa Việt Nam tin dùng. Tuy nhiên, thương hiệu này cũng còn khá xa lạ với một số mẹ, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tin tức về Sản phẩm cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Sữa chua Gotz là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi nhờ hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt không chứa các chất phụ gia nhân tạo. Giá cả hợp lý và công dụng sức khỏe đã giúp Gotz trở thành một sản phẩm quen thuộc và an toàn trong nhiều gia đình.
Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Sữa chua Bledina là lựa chọn lý tưởng cho các bậc phụ huynh muốn mang lại cho trẻ một sản phẩm dinh dưỡng an toàn và chất lượng. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, cam kết không chất bảo quản và dễ tiêu hóa, Bledina xứng đáng là một phần trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nhỏ.