Học cách cho con ngồi đúng tư thế trên xe để đảm bảo an toàn tuyệt đối

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bởi bé chưa có khả năng tự xử lý các tình huống nên việc bố mẹ chọn cho bé chỗ ngồi an toàn khi đi xe máy, xe ô tô hay xe bus là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Vị trí an toàn và nguy hiểm nhất khi bé ngồi xe máy

Trong trường hợp gia đình không có xe ô tô thì xe máy chính là phương tiện di chuyển phổ biến nhất đối với các em nhỏ. Tuy nhiên, nếu không biết cách cho bé ngồi, đôi khi bố mẹ sẽ đặt bé vào tình huống vô cùng nguy hiểm.

* Vị trí nguy hiểm

– Vị trí nguy hiểm nhất đó chính là cho bé ngồi đằng trước xe máy. Nhều bố mẹ vẫn thường cho con ngồi ở vi trí này với suy nghĩ sẽ có thể nhìn thấy và kiểm soát mọi hành động của bé. Tuy nhiên, đừng bao giờ cho bé ngồi đằng trước bố mẹ, ngay sau tay lái, vị trí này vô cùng nguy hiểm.

Trong trường hợp bố hoặc mẹ phanh gấp, bé sẽ không thể nào chống cự được lực quán tính đang đẩy bé về phía đằng trước và có thể sẽ bị ngã rất mạnh, nếu va đập vào tay lái hay phím bấm trên xe máy còn khiến bố mẹ mất kiểm soát, không điều khiển được chiếc xe. Kể cả vị trí bé ngồi vào một chiếc ghế gắn ở trước mặt người lái cũng không an toàn và khó cho bố mẹ trong việc xử lí những tình huống xảy ra trên đường.

– Đứng trước phần đặt chân của xe máy tay ga. Hiện nay, nhiều bố mẹ đi xe tay ga nên thay vì cho con ngồi, họ lại cho con đứng ở phần đặt chân dành cho loại xe này. Đây là vị trí vô cùng nguy hiểm. Đứa trẻ nào cũng vô cùng hiếu động nên khi đứng trên xe, chúng sẽ có xu hướng nhảy nhót và bố mẹ dù có cẩn thận đến mấy cũng không thể kiểm soát và xử lý hết mọi trường hợp có thể xẩy ra. Bởi vậy, muốn con an toàn, bạn đừng bao giờ để bé đứng ở phần đặt chân của xe tay ga.

– Đứng đằng trên yên xe máy. Nhiều bố mẹ thường đặt con ở giữa và cho con đứng lên yên. Dù có đi hai người và bé được “kẹp chặt” giữa hai người thì đây vẫn là một tư thế nguy hiểm. Hãy thử nghĩ xem, nếu chẳng may mẹ bận nghe điện thoại và bé thì thích thú nhảy lên, liệu mẹ có thể xử lý kịp thời? Tốt nhất, nếu cho bé ngồi giữa, mẹ nên đặt bé ngồi xuống, không bao giờ được cho bé đứng lên.

* Vị trí an toàn

– Vị trí an toàn nhất khi đi xe máy đó chính là cho trẻ ngồi sau lưng người lái và có địu/dây đai chằng chắc chắn nối bé với người lái. Tuyệt đối không để trẻ ngồi ở yên sau một mình mà không có vật giữ cố định.

– Bé từ ba tuổi trở lên nên đội mũ bảo hiểm khi ra đường. Cần đặt bé ngồi giữa cha mẹ, người ngồi đằng sau bé giữ chặt bé bằng hai tay và không cho bé ló đầu ra ngoài.

Vị trí an toàn và nguy hiểm nhất khi bé ngồi xe ô tô

*Vị trí nguy hiểm

– Những vị trí bố mẹ không nên cho bé ngồi khi đi xe ô tô chính là: ngồi trong lòng bố/mẹ khi bố/mẹ giữ vô lăng, ngồi cạnh ghế lái. Những vị trí này là vô cùng nguy hiểm bởi khi đột ngột phanh gấp, tăng tốc, rẽ quẹo bất ngờ, trẻ dễ bị trượt, ngã đập đầu dưới áp lực mạnh.

– Đứng trên xe ô tô: Người lớn khi đứng trên xe ô tô đã là một điều khó khăn rồi vì sẽ rất khó để giữ được thăng bằng. Đối với trẻ con, bố mẹ đừng bao giờ cho bé đứng chơi trên xe ô tô. Chắc chắn con bạn sẽ không ngoan ngoãn nghe lời mà ngồi yên một chỗ, tuy nhiên, hãy kiểm soát bé, bất kể lúc nào bé đứng, hãy hướng dẫn bé ngồi xuống. Kể cả mẹ hoặc bố có giữ bé thì vẫn có thể có những trường hợp đáng tiếc xẩy ra.

* Vị trí an toàn

– Theo cơ quan Quản lý an toàn giao thông quốc lộ quốc gia của Hoa Kỳ (NHTSA) và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), vị trí an toàn nhất cho trẻ nhỏ là hàng ghế phía sau tay lái, nhất là ở giữa.

– Trẻ dưới 2 tuổi được khuyên nên sử dụng loại ghế ngồi ô tô chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh. Từ 4- 9 tuổi, tùy theo chiều cao và cân nặng của bé sẽ có nhiều loại ghế ngồi khác nhau. Khi lựa chọn ghế ngồi cho trẻ, các bố mẹ nên nắm vững cách thức lắp đặt và sử dụng của từng loại để đạt được hiệu quả cao nhất.

– Trẻ 9 tuổi trở lên nên được thắt dây an toàn như người lớn bởi ở độ tuổi này bé đã có thể ngồi vững và có một số hành động phản xạ kịp thời khi gặp tình huống đột ngột.

Vị trí an toàn và nguy hiểm nhất khi bé đi xe bus

Ở Việt Nam, việc trẻ con đi xe bus không quá phổ biến như đi xe ô tô hay xe máy. Có thể nói, giao thông ở Việt Nam còn chưa phát triển, xe bus đi thường rất nhanh và đôi lúc khá ẩu, đó là chưa kể những lúc tắc đường hay đón khách, xe thường đi rất giật. Những điều này chắc chắn sẽ làm bé mệt mỏi và đôi khi nguy hiểm. Bởi vậy, nếu để bé đi xe bus, mẹ cần phải lưu ý tìm chỗ ngồi tốt cho bé.

* Vị trí nguy hiểm

– Khu vực nguy hiểm nhất trong xe buýt chính là cửa xe. Trẻ nhỏ lên xe bus nhất định phải có chỗ ngồi, không thể đứng được, vì trên xe bus cực kì khó giữ thăng bằng và bé không thể chịu được những cú xóc bất ngờ hay phanh đột ngột trên xe.

– Nếu xe bus hết chỗ, mẹ nên nhờ một người nào đó nhường chỗ cho bé. Còn nếu không, hãy xuống ngay trạm tiếp theo và đón một chiếc xe bus khác. Bởi nếu bé phải đứng hoặc mẹ bế bé trên tay đều là tình huống nguy hiểm. Lúc này mẹ sẽ không thể kịp thời xử lý những việc đột ngột xẩy ra như phanh gấp hay xe đi giật…

* Vị trí an toàn

– Tốt nhất là cho bé ngồi ở dãy ghế bên phải của xe (không cùng bên với tài xế). Với chiều chuyển động giao thông như ở nước ta thì hướng xe chuyển động ngược chiều sẽ ở phía bên trái xe, nên những hành khách ngồi phía phải sẽ có nguy cơ chấn thương ít hơn.

G.H

Tin tức về Sản phẩm cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Sữa chua Gotz là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi nhờ hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt không chứa các chất phụ gia nhân tạo. Giá cả hợp lý và công dụng sức khỏe đã giúp Gotz trở thành một sản phẩm quen thuộc và an toàn trong nhiều gia đình.
Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Sữa chua Bledina là lựa chọn lý tưởng cho các bậc phụ huynh muốn mang lại cho trẻ một sản phẩm dinh dưỡng an toàn và chất lượng. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, cam kết không chất bảo quản và dễ tiêu hóa, Bledina xứng đáng là một phần trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nhỏ.