Cách chống nóng thông minh của sinh viên trong những ngày nắng cao điểm

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Chống nắng chống nóng đối với người bình thường đã khó, đối với sinh viên còn khó hơn bởi chẳng mấy ai có được một ngôi nhà hoặc một căn phòng trọ tử tế, đầy đủ tiện nghi ở Hà Nội.

Cách đây vài tháng, người người nhà nhà đều thở than vì trời mưa không dứt, tiết trời ẩm ướt, quần áo không thể khô, việc sinh hoạt và học tập vì thế mà cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, thời điểm này, mọi chuyện dường như đã khác, ai ai cũng “thảm thiết kêu gào” bởi cái nắng như thiêu như đốt, nhiều nơi tại Hà Nội nhiệt độ lên đến 42 độ C – mức kỉ lục từ trước đến nay.

Nắng nóng, người dân chịu không ít khổ cực, trong đó sinh viên có lẽ là một trong những lực lượng cảm thấy “bất lực nhất” khi không biết làm cách nào để có thể sống nổi trong cái “lò bát quái” của mình. Cuối tháng 5 là thời điểm mà các bạn sinh viên trong thời kỳ ôn thi và chuẩn bị kết thúc năm học. Bởi vậy, phòng trọ có lẽ là nơi “trú ẩn” thường xuyên nhất của các bạn. Mặc dù tình trạng phòng trọ sinh viên đã được nâng cấp nhiều trong thời gian gần đây tuy nhiên chừng ấy là chưa đủ để nó thoát ra khỏi “nỗi ám ảnh” của nhiều người mỗi khi hè về.

Phòng trọ sinh viên thường có diện tích nhỏ hẹp, có phòng chưa đến 10m2, phòng lớn thì cũng chỉ đển 20m2. Tuy nhiên diện tích phòng rộng lên một chút thì số lượng người trong phòng dường như cũng tăng lên, bởi vậy mà dù phòng nhỏ hay to thì căn phòng đó vẫn bị khép vào “tội chật hẹp”. Ngoài diện tích nhỏ, mái nhà cũng thường được làm bằng chất liệu phibro xi măng nên nhiệt độ trong nhà dường như còn cao hơn cả ngoài trời. Thêm vào đó, sinh viên cũng không đủ điều kiện để lắp điều hòa hay cải thiện cấu trúc căn phòng của mình nên việc phải chịu đựng cái nóng khắc nghiệt là điều không tránh khỏi.

Tuy nhiên, sinh viên vốn luôn được xem là những người “nhất quỷ nhì ma”, những người có nhiều sáng kiến. Và những phẩm chất ấy cũng được áp dụng vào việc chống nắng, chống nóng mùa hè. Hãy xem cách mà họ đã làm để “vượt lên số phận”.

Quạt đá, quạt hơi nước tự chế

Quạt đá, quạt hơi nước tự chế chắc chắn không phải là loại quạt đắt tiền mà các gia đình vẫn sắm mỗi mùa nắng nóng. Để làm chiếc quạt kiểu như thế này khá đơn giản, chỉ cần một chiếc quạt cây, quạt hộp hay quạt để bàn bình thường, vài ba túi đá và một cái chậu. Cho đá vào chậu, đặt trước hướng quay của quạt và bật quạt lên, chỉ cần như thế là bạn đã có thể cảm thấy đang “ở thiên đường”.

Sáng kiến này không phải sinh viên bây giờ mới “phát minh” ra mà nó đã có từ khá lâu từ trước. Sáng kiến này mỗi năm vào mùa hè vẫn được áp dụng rất thường xuyên. Dù là biện pháp phổ biến, nhưng cách để đá trước quạt cũng chỉ là biện pháp tức thời vì đá sẽ tan rất nhanh trong điều kiện thời tiết nắng như đổ lửa thế này.

Phun nước lên mái nhà, trần nhà

Mái nhà là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất và trực tiếp nhất với ánh nắng mặt trời, vì thế, xử lý tốt mái nhà là bạn đã thành công 50% chống nóng cho nhà. Tất nhiên, sinh viên thì không thể thay mái nhà đang lợp phibro xi măng thành ngói hoặc tôn chống nóng được. Việc đó là việc của chủ nhà, và rất có thể là họ sẽ không bao giờ làm.

Cũng chính vì vậy mà những người ở trọ khi muốn chống nóng thường có giải pháp là phun nước lên trần nhà hoặc mái nhà nhằm làm tăng độ ẩm, giảm độ nóng. Tuy nhiên vào mùa hè, nước bốc hơi rất nhanh, cứ sau một lúc bạn sẽ phải lặp lại công việc này.

Đổ nước ra sản nhà

Ngoài phun nước lên trần nhà, mái nhà thì đổ nước ra sản nhà cũng là cách được nhiều người áp dụng. Sàn nhà là nơi tiếp xúc gần nhất với cơ thể. Bởi vậy, đổ nước lên sản nhà sẽ là một cách giúp giảm nhiệt độ trong phòng, giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn.

Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này bạn nên chú ý các thiết bị điện tử trong nhà, tránh cho các thiết bị điện tử tiếp xúc với nước, không an toàn và dễ làm hư hỏng đồ.

Không cho nắng lọt vào phòng

Không cho nắng lọt vào phòng cũng sẽ làm cho nhiệt độ căn nhà giảm đi đáng kể. Đóng hết các cửa, dùng rèm che chắn để không cho ánh sáng mặt trời lọt vào nhà. Như thế bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Đắp khăn ướt lên người

Bạn có thể dùng một chiếc khăn ướt đắp lên mặt, lên tay, lên chân,… để chống nóng. Khi sốt chúng ta thường đắp khăn để hạ nhiệt độ, việc làm này cũng sẽ khiến bạn cảm thấy mát ngay tức thì. Khi khăn đã “làm hết nhiệm vụ” bạn chỉ cần thấm lại nước vào khăn. Tất nhiên cách này cũng không kéo dài được lâu.

Trốn nắng

Trốn nắng là biện pháp thông minh và hiệu quả nhất. Nếu ở nhà không có điều hòa, bạn hãy đến một nơi bạn có thể ngồi điều hòa. Nhiệt độ thường nóng nhất là vào buổi trưa, buổi chiều, thời gian này bạn có thể đi siêu thị, đến các trung tâm thương mại lớn, đến các bể bơi. Còn nếu muốn ôn được bài bạn có thể vào thư viện để tiếp tục công cuộc học tập của mình.

Buổi tối nếu rảnh rỗi bạn có thể đi dạo quanh những nơi có hồ nước, cảm giác sẽ mát hơn rất nhiều. Về đêm mặc dù nhiệt độ vẫn còn cao nhưng nếu không mất điện thì bạn chắc chắn vẫn có thể sẵn sàng cho một giấc ngủ.

Hương Giang

Tổng hợp

Websosanh.vn – website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Bật mí cách chống nóng khi ra ngoài dưới thời tiết 42 độ C

Bật mí cách chống nóng khi ra ngoài dưới thời tiết 42 độ C

Mùa hè năm nay đang bước vào thời điểm nắng nóng cực đỉnh. Tuy nhiên, công việc và lịch sinh hoạt không cho phép bạn ngồi lì ở nhà. Nếu phải ra đường hãy tham khảo những cách chống nắng sau để bảo vệ bản thân dưới tác động của thời tiết.

Tin tức về Cuộc sống

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sữa bột công thức pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn. Thế nhưng đâu là lựa chọn tốt cho con? Với các bé có tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng thì dòng sữa bột công thức pha sẵn IQLac Colostrum là một lựa chọn đáng quan tâm.