Cách nhận biết iPhone cũ và iPhone dựng trước khi mua

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Để lựa chọn được một chiếc iPhone 5/5s, iPhone 6 hay 6 Plus đã qua sử dụng mà vẫn hoạt động tốt thì điều trước tiên có lẽ ai cũng phải làm là kiểm tra hình thức bên ngoài của máy.

Yếu tố hình thức là một tiêu chí khó lòng bỏ qua mỗi khi chọn mua các sản phẩm cũ/đã qua sử dụng, và iPhone cũng không nằm ngoài quy luật này. Để lựa chọn được một chiếc iPhone 5/5s, iPhone 6 hay 6 Plus đã qua sử dụng mà vẫn hoạt động tốt thì điều trước tiên có lẽ ai cũng phải làm là kiểm tra hình thức bên ngoài của máy.

Người dùng khi mua iPhone cũ cần kiểm tra cẩn thận hình thức của máy, đặc biệt để ý tới 4 góc viền của sản phẩm xem có bị bóp méo, bị xước nhiều hay không. Kiểm tra các đường ghép nối, jack cắm tai nghe, cổng sạc

Những chiếc iPhone đã qua sử dụng thông thường sẽ bị xước nhẹ hoặc hơi bụi ở loa. Nếu thấy phần vỏ quá mới, người dùng cũng nên cảnh giác, mà kiểm tra xem phần ốc nối có còn nguyên không hay đã bị tháo ra để thay vỏ mới. Tiếp theo chúng ta có thể kiểm tra viền màn hình của máy xem có dấu hiện bị tháo ra thay thế, hay vẫn sử dụng màn nguyên bản của NSX.

Cụ thể, các chi tiết dưới đây cần được chú ý trong quá trình kiểm tra vỏ ngoài của iPhone cũ:

– Nhìn kĩ mặt trước, sau và trái, phải xem có bị xước quá nhiều không, có vết sứt, lồi lõm không.

– Kiểm tra màn hình mặt kính xem có bị nứt hay vỡ không,

– Kiểm tra vỏ ngoài khung viền có bị méo không.

– Kiểm tra các nút HOME, âm lượng, nguồn, chuyển chế độ rung hoặc chuông.

– Cắm sạc và tai nghe xem máy có nhận không.

Đối với iPhone còn giữ lớp vỏ nguyên bản của nhà sản xuất, lớp vỏ được thiết kế nhám nhưng khá mịn và màu sắc của nó sáng bóng hơn. Trong khi lớp vỏ đã thay sẽ có màu bệt và nhám hơn khá nhiều. Nếu đặt cạnh một chiếc iPhone công ty, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt này.

Tiếp theo, người dùng cần lưu ý ở khu vực khắc thông tin sản phẩm. Tại đây nếu chúng ta vuốt nhẹ lên dòng chữ thông tin được in sau bề mặt lớp vỏ thì bạn sẽ không có cảm giác khi vuốt, và thấy nó liền mạch nếu đây là vỏ iPhone nguyên bản. Trong khi đó nếu khi vuốt chúng ta thấy bề mặt có độ sần khi bàn tay chạm phải, thì rất có thể đây là iPhone đã thay vỏ.

Nhiều người dùng có thói quen kiểm tra IMEI ở vỏ máy, rồi so sánh với số IMEI bên trong máy iPhone. Nếu khớp thì ngay lập tức khẳng định máy chưa thay vỏ. Tuy nhiên sự thực là việc khắc IMEI được khá nhiều cửa hàng nhận làm. Tức, số IMEI trên vỏ hoàn toàn có thể bị làm giả, và việc kiểm tra xem chúng có phải là vỏ còn zin hay không sẽ còn rắc rối hơn rất nhiều.

Một điểm cũng giúp người dùng có thể phân biệt rõ ràng hơn nữa đó là dải loa ngoài cùng microphone nằm gần chân sạc của máy. Đối với iPhone đã thay vỏ, dải loa có các lỗ tròn được gọt không sắc nét và có khi không đều nhau. Bên cạnh đó, các viền bao bọc nút tai nghe và chân sạc bị lõm vào bên trong đôi chút so với lớp vỏ zin, đều và thẳng hàng.

Cần nhớ rằng ngoại hình của máy bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, còn giúp bạn phần nào xác định được chất lượng bên trong của nó. Nếu máy có quá nhiều vết móp do rơi hoặc va chạm, hoặc có dấu hiệu đã bị thay vỏ đồng nghĩa với việc các linh kiện bên trong sẽ ít nhiều bị tổn hại hoặc bị thay thế bằng hàng kém chất lượng.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các cách kiểm tra iPhone cũ.

Nguyễn Nguyễn

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Điện thoại di động