So sánh công nghệ và nguyên lý hoạt động máy ép chậm và máy ép ly tâm
Máy ép hoa quả thường cấu tạo gồm có các bộ phận chính: mô tơ tốc độ cao, mâm xay với nhiều loại lưỡi dao và lưới vắt, nắp máy có ống tiếp nhiên liệu, xay hứng nước ép và xả bã. Khi hoạt động trái cây cho vào bộ phận lưỡi ép siêu nhỏ này với tốc độ quay cao lên đến 2.500 vòng/ phút để tách nước trái cây ra khỏi bã, phần bã sẽ được loại bỏ ra một đường ống và nước ép sẽ chảy xuống ca hứng ở phía dưới.
Cũng vì nguyên lý này mà khi hoạt động máy gây ra tiếng ồn khá lớn và máy cũng không thể hoạt động liên tục trong thời gian dài vì sẽ gây nóng và dễ hỏng mô tơ.
Máy ép thường mài nhỏ trái cây và tách nước nhờ lực ly tâm
Máy ép chậm với 2 bộ phận chính là động cơ giảm tốc và trục vít đặc biệt, ép rau củ và hoa quả với vận tốc chỉ khoảng 85 vòng/phút. Với nguyên lý hoạt động là khi đưa hoa quả vào, trục vít dạng xoắn ốc sẽ từ từ đưa nguyên liệu vào lưới lọc mà gần như không tạo lực ly tâm và ma sát nào đối với hỗn hợp đang ép, một bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra ngoài và nước ép chảy ra một cách tự nhiên.
Chất lượng nước ép
So sánh chất lượng nước ép giữa máy ép chậm và máy ép ly tâm có thể thấy rõ được sự khác biệt hoàn toàn, có thể nói máy ép chậm đã cải thiện được gần như tất cả nhược điểm của máy ép ly tâm như: nước ép ngon hơn, không tách nước, không tạo nhiệt ( máy ép ly tâm có thể tạo nhiệt tới 70 độ C), giàu dinh dưỡng hơn không mất chất chống oxy hóa, lượng nước ép được nhiều hơn và ép được nhiều loại rau, củ, trái cây hơn.
Độ tiện lợi khi làm sạch của máy ép chậm và máy ép ly tâm
Máy ép ly tâm có cấu tạo nhiều bộ phận hơn và khó vệ sinh hơn so với máy ép chậm, điều này khiến cho việc vệ sinh sẽ mất nhiều thời gian hơn và tốn nhiều công sức tỉ mỉ làm sạch từng bộ phận bên trong máy nếu không muốn chất lượng nước ép không được tốt như ban đầu.
Trong khi đó, máy ép chậm có các linh kiện khá đơn giản nên chỉ cần tháo bỏ hết các phần sau đó tráng nước qua là đủ để làm sạch. Một số máy ép chậm còn có chế độ tự vệ sinh và người dùng cũng không cần phải tự thực hiện công đoạn này, rất tiện lợi và dễ sử dụng.
Vệ sinh máy ép hoa quả thường tốn nhiều thời gian và công sức hơn
Giá cả và bảo hành
Máy ép hoa quả thông thường bạn chỉ cần chi từ 1 – 4 triệu đồng là đã có một sản phẩm chất lượng sử dụng tốt với chế độ bảo hành 1 – 2 năm. Với một số thương hiệu uy tín như Philips, Panasonic, Pensonic…
Với máy ép chậm, bạn cần tới 6 – 10 triệu để có được chiếc máy chất lượng tốt của thương hiệu uy tín như Hurom, Iruka… Chế độ bảo hành máy ép chậm là 3 – 5 năm.
Nên chọn máy ép hoa quả thường hay máy ép chậm
Có thể thấy với một mức giá cao hơn khá nhiều thì máy ép chậm chắc chắn phải đem lại nhiều giá trị tốt hơn và cung cấp lượng nước ép trái cây chất lượng cao hơn, cũng như tiết kiệm nguyên liệu hơn so với máy ép ly tâm. Tuy nhiên, điều cần cân nhắc ở đây là sự chênh lệch giá cả của máy ép tốc độ chậm có đem lại những điều mà người sử dụng thực sự cần hay không.
Thực tế là khi dùng máy ép tốc độ chậm bạn không chỉ có một ly nước ép dinh dưỡng hơn, ngon miệng và có thẩm mỹ hơn ( do không gây tách nước ), hơn nữa, thiết bị này thực sự không thể thay thế được các loại máy ép với cách thức hoạt động cũ bởi nó có thể ép được cả các loại rau củ quả mềm như rau cần tây, các loại lá, rau có tác dụng làm mát thường dùng như rau má, lá diếp cá..
Trong khi đó, với máy ép hoa quả thường dùng lực ly tâm, người sử dụng vẫn sẽ có thể tạo được những ly nước ép nhanh chóng mà không cần phải cắt nhỏ như khi dùng cho máy ép chậm, bù lại máy ép chậm thì không gây tiếng ồn lớn và cũng có khả năng hoạt động với hiệu năng cao. Tóm lại, trong mức giá từ vài trăm nghìn đến 1 triệu đồng người dùng nên chọn máy ép ly tâm thông thường và với ngân sách từ 5 – 7 triệu đồng thì nên chọn máy ép trái cây tốc độ chậm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo máy ép hoa quả tốc độ chậm giá rẻ với giá chỉ dưới 3 triệu đồng sẽ có chất lượng ổn mà giá thành lại không quá cao nhiều gia đình có thể đầu tư.