Nhiệt độ: nóng nhưng không quá nóng
Sau 15 phút stream video HD, chiếc Surface Pro 4 đạt mức nhiệt là 38.3 độ C ở cạnh đáy, 37.7 độ ở cạnh trái và 35.5 độ ở cạnh phải. Nói chung, nhiệt độ của chiếc Surface Pro 4 tuy hơi nóng nhưng không đến mức gây khó chịu nhiều.
Cổng kết nối và máy ảnh: cổng cũ, máy ảnh mới
Vì hãng Microsoft không muốn các phụ kiện của chiếc Surface Pro 3 trở nên lỗi thời, chiếc Surface Pro 4 vẫn sử dụng các cổng kết nối giống như mẫu tiền nhiệm. Bạn có một cổng sạc từ tính riêng biệt của hãng, một cổng USB 3.0, một cổng mini DisplayPort ở cạnh phải, còn cạnh trái có một jack tai nghe kiêm mic. Đằng sau chân chống của máy có một khe cắm thẻ nhớ SD.
Mặt trước của máy có một máy ảnh 5MP giống như mẫu SP 3, nhưng điểm mới của chiếc Surface Pro 4 là tính năng nhận diện gương mặt Window Hello và máy ảnh sau cũng được nâng cấp lên 8MP. Cả hai máy ảnh đều có khả năng quay video full-HD.
Chất lượng của camera trước khá tốt với hình ảnh có độ nét khá cao, nhưng vẫn không có độ phơi sáng tốt và cân bằng trắng cũng không cao. Tuy nhiên, camera sau của chiếc Surface Pro 4 hay gặp vấn đề với nhiễu ảnh và lấy nét khi chụp. Vấn đề về phơi sáng ảnh cũng hay xuất hiện.
Hiệu suất làm việc: nâng cấp hiệu suất và trang bị với ổ SSD
Với CPU Intel Core i5-630U 2.4GHz, RAM 8GB và ổ SSD 256GB, chiếc Surface Pro 4 có thừa đủ sức mạnh để xử lý gần như mọi ứng dụng không nặng về 3D. Ngay cả khi máy đang stream nhiều video 1080p cùng với mở 20 tab của Google Chrome, máy vẫn có thể chạy thêm Skype, Photoshop và mởi vài file PDF cùng một lúc mà không gặp vấn đề gì.
Ổ SSD dung lượng 256GB của chiếc Surface Pro 4 cũng có tốc độ xử lý rất nhanh là 318.1MBps, nhanh hơn chiếc Spectre x360 (141.4MBps) hai lần và chỉ kém chiếc Macbook Air (358.4MBps) có một chút.
Đồ họa: card đồ họa cố định thế hệ mới
Card đồ họa đi kèm Intel HD Graphic 520 là một sự nâng cấp rất đáng kể so với card đồ họa cố định của mẫu máy trước. Tuy không thể chơi tất cả các game một cách mượt mà với độ phân giải chuẩn 2736 x 1824 pixel, với game Legends of Legends chiếc Surface Pro 4 vẫn có thể đạt framerate lên tới 60 fps mà không cần phải giảm độ phân giải.
Với game World of Warcraft với độ phân giải 1920 x 1080, chiếc Surface Pro 4 đạt mức framerate là 47 fps, khá mượt so với các mẫu laptop 2 trong 1 đối thủ chỉ có thể đạt framerate khoảng 25 fps.
Thời lượng pin: một bước lùi
Mọi thứ của chiếc Surface Pro 4 đều khá ấn tượng, nhưng pin lại chính là nhược điểm lớn nhất của chiếc máy này. Chiếc Surface Pro 4 chỉ có thể trụ được 6 tiếng 5 phút hoạt động trong bài kiểm tra pin (lướt web qua Wi-Fi với độ sáng màn hình ở mức 150 nit). Thời lượng pin này kém thời lượng pin của chiếc Surface Pro 3 khoảng 1.5 tiếng.
Phần mềm đi kèm: Window 10, gọn gàng và đơn giản
Chiếc Surface Pro 4 đi kèm với hệ điều hành Window 10 Pro cùng bảo hành hạn 1 năm. Không hề có các phần mềm hay ứng dụng rác, ứng dụng dùng thử hoặc phần mềm diện virus có thể làm phiền người dùng. Với Window 10, bạn có thể sử dụng rất nhiều tính năng hữu ích như tạo các bản ghi nhớ hay vẽ trực tiếp lên các trang web trong trình duyệt Edge, sau đó lưu lại hoặc gửi cho bạn bè.
Tất nhiên là có cả Cortana, trợ lý ảo của Microsoft. Cortana có thể làm rất nhiều việc từ nhắc việc cho tới tìm hiểu tỉ số trận bóng vừa xong hay đưa ra những lời khuyên về nhà hàng hay những bộ phim theo sở thích của bạn.
Cấu hình – giá cả
Tiếc là hãng Microsoft bán chiếc Surface Pro 4 không đi kèm với bàn phím Type Cover và giá bán lẻ của bàn phím là 130 đô la Mỹ (tương đương khoảng 2,9 triệu). Phiên bản khởi điểm với Core M3, RAM 4GB và SSD 16GB có giá là 899 đô la (khoảng hơn 20 triệu) và phiên bản cao cấp nhất với Core i7, RAM 16GB và ổ SSD 1TB có giá lên tới 2,699 đô la (tương đương hơn 60 triệu).
Phiên bản trung bình với Core i5 có mức giá là 1,429 đô la (tương đương khoảng 31,9 triệu) đi kèm với bàn phím Type Cover. Giá cả sẽ là một rào cản lớn đối với những người yêu công nghệ, đặc biệt là với dòng máy Surface Pro.
Đức Lộc
Theo Laptopmag
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam