Thứ 6 (10/10/2014) vừa qua, Google đưa ra danh sách những yêu cầu về“quyền được quên” để gỡ bỏ những liên kết liên quan ở khu vực châu Âu.
Tháng 5/2014 Tòa án châu Âu cũng đưa ra phán quyết rằng những người lo lắng về sự riêng tư của mình có thể yêu cầu Google và các công cụ tìm kiếm khác gỡ bỏ những liên liên kết mang tính nhạy cảm liên quan đến kết quả tìm kiếm của họ. Nhưng bên cạnh đó, các công cụ tìm kiếm cũng có quyền từ chối những yêu cầu này nếu như họ tin rằng những liên kết đó mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Google thông báo hôm 10/10 rằng họ đã nhận được 144,954 yêu cầu để gỡ bỏ 497,695 địa chỉ tham chiếu. Trong đó, họ chỉ gỡ bỏ 42% và giữ nguyên 58% trong kết quả tìm kiếm của họ.
Google nói khi xem xét một yêu cầu, họ sẽ tìm xem liệu rằng những thông tin này là không chính xác hoặc đã là chuyện quá khứ của một người nào đó.
“ Chúng tôi cũng cân nhắc liệu rằng các thông tin đó có còn mang lại lợi ích cho cộng đồng hay không” – ví dụ, nếu những thông tin đó liên quan đến những vụ gian lận tài chính, những sơ suất chuyên nghiệp, những án hình sự hay một động thái nào đó của một quan chức cấp cao trong một chính phủ.
Google cũng dẫn ra một số ví dụ cho những yêu cầu kiểu thế này cho đến ny.
Ở Đức, một nạn nhân của một vụ hiếp dâm đã yêu cầu Google gỡ tên của cô, và tất nhiên sau đó, tên của cô ấy biến mất khỏi kết quả tìm kiếm.
Nhưng cũng một yêu cầu của một chuyên gia tài chính ở Thụy Sĩ về việc gỡ bỏ tên ông ta khỏi những kết quả tìm kiếm liên quan đến án tài chính của ông ta lại bị Google từ chối.
Vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh cãi giữa các bên, những người ủng hộ cho rằng tòa án đã quá nặng tay với các công cụ tìm kiếm.
Những cá nhân bị Google từ chối yêu cầu có thể đề nghị các cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước sở tại can thiệp. Google cũng thông báo họ đang tạo lập một kênh cho những quản trị web bị ảnh hưởng bởi việc những đường liên kết của họ bị gỡ khỏi kết quả tìm kiếm.
Theo CNN