1. Cách sử dụng bếp từ cơ bản
Bếp từ là sản phẩm dùng nguyên lý cảm ứng từ trường giao biến để sinh ra dòng điện cảm ứng phát nhiệt, do vậy điện năng biến trở thành từ trường giao biến.
Nếu đặt nồi làm bằng kim loại ở trong vùng từ trường sẽ tự động tạo ra dòng Foucault làm đáy nồi nóng lên nấu chính thức ăn. Khi cắm điện dùng bếp từ thì mặt bếp không bị nóng lên mà chỉ có nồi bị tác động.
Trên thị trường có rất nhiều loại bếp từ khác nhau với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng cho bạn chọn mua. Dù là hàng nội địa hay hàng nhập khẩu thì đều có cách sử dụng bếp từ cơ bản. Trước khi bật bếp bạn lưu ý phải làm sạch nồi, lau sạch các mặt của nồi, tránh đặt nồi rỗng lên bếp để đảm bảo an toàn không gây cháy nổ.
Cách mở bếp từ đúng chuẩn như sau:
- Đặt nồi đựng thức ăn lên giữa mặt kính bếp
- Cắm dây vào ổ điện bạn sẽ nghe tiếng “bíp” từ bếp phát ra thông báo máy đã ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
- Ấn nút ON/OFF khi muốn mở bếp.
- Tuỳ thuộc vào nhu cầu nấu nướng mà lựa chọn chức năng nấu của máy đã được cài sẵn bằng cách ấn MENU – FUNCTION: Stir Fire để chiên – xào; BBQ để nướng thịt; Soup để nấu canh; Hot Pot/Chafing để nấu lẩu; Boil để nấu nước.
- Để món ăn ngon miệng, nấu đúng cách thì bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ, công suất bằng việc ấn nút tăng giảm nhiệt độ trên mặt bếp. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để món ăn đạt yêu cầu.
- Cách tắt bếp từ cực kì đơn giản, bạn ấn nút ON/OFF thế là xong. Một lưu ý nhỏ là khi tắt bếp cần đợi tới khi quạt tản nhiệt ngừng chạy mới rút dây điện để bảo vệ bếp tránh hư hỏng.
2. Cách dùng bếp từ hiệu quả, an toàn, tiết kiệm điện
2.1. Chọn vị trí đặt bếp phù hợp
Bạn cần bố trí không gian nấu nướng khô thoáng, sạch sẽ vì sử dụng ổ điện khi cắm dây nên rất có nguy cơ mất an toàn nếu bạn đặt bếp từ vị trí ẩm ướt.
2.2. Chọn nhiệt độ, công suất nấu phù hợp
Mỗi món ăn nấu ở chế độ khác nhau đều phải được đảm bảo nhiệt độ, công suất phù hợp.
Dù bếp từ có bề mặt kính không lo bị điện giật, chịu nhiệt lớn nhưng bạn cũng không nên để bếp hoạt động khi nhiệt độ cao quá lâu. Như vậy, nguồn điện cung cấp cho bếp dễ rơi vào tình trạng quá tải, nếu kéo dài liên tục gây ảnh hưởng tới mặt bếp như nứt, vỡ, tuổi thọ bếp từ sẽ giảm.
Một trong những ưu điểm của bếp từ là nấu nhanh hơn bếp gas cho nên khi mới dùng bếp mà để nhiệt độ cao quá sẽ làm nồi, chảo bị cháy, hãy chọn nhiệt độ thấp đảm bảo an toàn.
2.3. Chọn vật liệu, nồi nấu dẫn nhiệt tốt
Trong phần hướng dẫn sử dụng bếp từ đều nhấn mạnh, các loại nồi, chảo bằng đất, nhôm, đồng, thuỷ tinh không sử dụng được cho bếp từ. Hãy chọn loại nồi, chảo làm bằng vật liệu inox có đáy từ hoặc từ tính.
Cách sử dụng bếp từ an toàn cho bạn là chọn công cụ nấu nướng có thể chịu nhiệt cao, tốt nhất làm từ gỗ hoặc silicon, nếu dùng muỗng kim loại nên có tay cầm cách nhiệt để không bị bỏng.
2.4. Kết nối bếp từ với rơ le an toàn
Đây cũng là một cách để bảo vệ sự an toàn của người sử dụng bếp từ, khi mua bếp bạn hãy nói với nhân viên lắp đặt cài thêm rơ le an toàn.
2.5. Dùng dây dẫn có tiết diện phù hợp khi lắp đặt
Bạn cần xác định nguồn điện sẽ dùng, tính tổng công suất tiêu thụ điện của bếp từ để lựa chọn dây dẫn có tiết diện phù hợp với dòng điện, như vậy sẽ giúp tiết kiệm điện năng.
2.6. Dùng chức năng hẹn giờ bếp từ
Bếp từ thường được trang bị tính năng hẹn giờ tắt bếp, đây là một cách dùng bếp từ tiết kiệm điện. Khi kích hoạt tính năng này, bạn chọn được thời gian tự động tắt bếp, rất hữu ích cho nấu các món hầm, kho, ninh…
2.7. Cách khóa bảng điều khiển bếp từ
Luôn luôn cẩn thận khi sử dụng bếp từ nhất là đối với những gia đình có trẻ nhỏ, do đó bạn cần sử dụng chức năng khoá bảng điều khiển bếp từ. Điều này cũng giúp bạn dễ dàng vệ sinh lau chùi, bảo vệ bếp trước những tác động khiến việc nấu nướng bị gián đoạn.
Kích hoạt khoá bằng cách ấn vào biểu tượng ổ khoá hoặc chìa khoá trên bảng điều khiển bếp từ. Sau khoảng 3 giây bạn nghe tiếng “bíp” và màn hình cảm ứng nhấp nháy hiển thị con số thông báo khoá đã hoạt động.
Trong thời gian sử dụng tính năng này, chỉ có phím ON/OFF vẫn hoạt động, nếu muốn tiếp tục nấu thì tắt tính năng này và chọn các chế độ nấu, thời gian, công suất thích hợp.
2.8. Vệ sinh sau mỗi lần sử dụng
Cách sử dụng bếp từ để kéo dài tuổi thọ bếp đơn giản là vệ sinh thật sạch sau mỗi lần nấu nướng. Khi nấu ăn không thể tránh khỏi việc thức ăn trào ra ngoài, dầu mỡ bắn tung toé. Bạn cần vệ sinh sau mỗi lần nấu nướng, như vậy sẽ không lo nứt vỡ mặt bếp, đảm bảo an toàn cho người dùng.
2.9. Những lưu ý khác khi sử dụng
- Đặt bếp tại vị trí bằng phẳng khi dùng, không đặt bếp ở những nơi quá gần với lửa, nhiệt độ cao, bị nắng chiếu trực tiếp.
- Khi đang nấu ăn không đặt những vật bằng kim loại như thìa, muỗng, dao… lên mặt bếp vì chúng có khả năng biến nhiệt.
- Khi nấu phải đảm bảo giữa nồi, chảo và mặt bếp không có bất cứ vật kì kể cả vải, báo vì có thể gây cháy.
- Khi sử dụng bếp từ không đặt dưới thảm, vải để ống khí và chỗ thoát khí được lưu thông, quá trình tản nhiệt không bị cản trở. Nếu cần hãy lót một tời giấy cứng dưới bếp.
- Sau khi nấu ăn không sờ tay vào mặt kính bếp vì vẫn còn một lượng nhiệt cao chưa thoát hết.
3. Cách vệ sinh bếp từ đúng cách sạch bong dầu mỡ
3.1. Dụng cụ cần chuẩn bị
Chất tẩy rửa không gây hại, khăn vải để lau chùi, dao cạo chuyên dụng, một số dụng cụ khác để vệ sinh.
3.2. Các bước thực hiện
Đầu tiên bạn hãy làm sạch hết những vụn thức ăn rơi vãi bắn ra ngoài sau khi nấu nướng bằng cách dùng vải ẩm lau nhẹ nhàng là bếp sẽ sạch bong không bị xước bề mặt.
Tiếp theo hãy đổ một chút chất tẩy rửa chuyên dụng lên mặt bếp đợi một chút để dung dịch làm mềm vết bẩn thì lau sạch với khăn mềm. Nhớ rằng không để dung dịch khô vì khi đó sẽ khó lau hơn đấy.
Một số vị trí thức ăn bám chặt quá, bạn có thể dùng giấy báo vo lại, xoa lên vùng đó, nó vừa đủ độ nhám mà lại khá mềm mãi, hãy thử tại một vùng nhỏ trước nếu thấy có vệt xước thì dừng lại.
3.3. Cách sử dụng một số chất tẩy rửa cho bếp từ
Chọn chất tẩy rửa đúng cũng là một cách sử dụng bếp từ giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Bạn có thể lựa chọn một số loại chất tẩy tự nhiên như:
- Nước cốt chanh: Lấy khăn ẩm thấm nước cốt chanh rồi vệ sinh toàn bộ mặt bếp, sau đó lau lại bằng nước sạch.
- Nước cơm: Bạn đợi cơm sôi, múc ra một ít nước có cả phần bọt, lấy vải mềm thấm nước cơm ấm thoa đều lên mặt bếp, đợi vài phút để nước cơm hút hết chất bẩn. Sau cùng bạn lấy vải thấm nước rửa chén lau lại nhé!
- Giấm trắng: Dùng bàn chải nhỏ nhúng vào dấm, chà khắp bề mặt bếp và rửa lại bằng nước sạch.
3.4. Một số lưu ý khi dùng bếp từ
Bạn hãy chắc chắn rằng mình đã rút hết dây điện khỏi ổ cắm khi dùng bếp xong và mặt kính của bếp nguội hẳn.
Không xịt bất kì dung dịch tẩy rửa nào lên mặt bếp khi còn nóng nó sẽ khiến công việc vệ sinh vất vả hơn.
Dùng dao vệ sinh chuyên dụng đối với những vết bẩn cứng đầu để tránh làm xước mặt kính bếp. Nếu không may làm xước mặt kính, hãy hoà baking soda với nước tỷ lệ 3:1 bôi lên vùng bị xước, sau 10 phút lấy khăn ẩm lau theo hình vòng tròn sẽ làm mờ vết xước.
Bếp từ hiện nay đã trở thành người bạn thân cận trong nhiều gian bếp, bạn hãy bỏ túi những cách sử dụng bếp từ hiệu quả, tiết kiệm trên đây để bảo vệ sản phẩm, duy trì hoạt động của bếp trong thời gian dài nhé!