Hướng dẫn cách sử dụng bếp điện từ kèm vệ sinh sạch như mới

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Là một thiết bị phổ biến trong nhà bếp nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng bếp điện từ sao cho luôn bền đẹp? Vì thế, bài viết dưới đây của websosanh.vn sẽ hướng dẫn thật chi tiết cho bạn nhé.

1. Hướng dẫn cách lắp đặt bếp điện từ

Để có thể sử dụng bếp điện từ – 1 trong các thiết bị nhà bếp hiện đại nhất 2019 một cách hiệu quả thì đầu tiên mọi người cần biết lắp đặt bếp ở vị trí thật an toàn và phù hợp trong không gian căn bếp của nhà mình.

1.1. Chọn vị trí lắp đặt bếp điện từ

Thông thường, khoảng cách được cho là lý tưởng để đặt bếp điện từ sẽ là 650mm so từ mặt bếp đến kệ tủ, khoảng 15mm giữa vách ngăn và đáy bếp, giữa mép ngoài và mép trong mặt đá tới viền bếp là 150mm… Đặc biệt, sau khi đã đặt bếp vào đúng vị trí lỗ khoét rồi thì bạn cần bắt đai giữ bếp với mặt bàn đá để cố định và không xê dịch trong quá trình nấu nướng.

Ngoài ra, phải luôn luôn đặt bếp xa các môi trường có hơi nước hay độ nóng cao. Tuyệt đối không nên để bếp quá sát tường hay gần với các vật khác: tủ lạnh, máy giặt… mà cần có khoảng cách tối thiểu là 5cm.

Bếp điện từ nên được lắp đặt an toàn
Bếp điện từ nên được lắp đặt an toàn

1.2. Cách đi dây điện cho bếp điện từ

Một trong những cách xài bếp điện từ hiệu quả, giúp tiết kiệm điện và chi phí tối đa nhất mà không phải ai cũng biết, đó chính là kết nối bếp với nguồn điện đúng tiêu chuẩn, đảm bảo từ 190-230V. Không chỉ vậy, nguồn điện này cần có đầy đủ 3 dây: dây tiếp đất, dây lửa và dây trung tính thì mới có thể kết nối được.

Bên cạnh đó, mọi người luôn luôn nhớ dây điện rồi cầu nối điện hay ổ cắm, phích cắm đều phải có trọng tải phù hợp và chắc chắn vì loại bếp này thường  có công suất lớn, không nên để hiện tượng chập chờn xảy ra.

1.3. Những lưu ý an toàn khi lắp đặt

Muốn quá trình lắp đặt bếp diễn ra an toàn thì các bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Kiểm tra kỹ càng các mối tiếp xúc với thiết bị cũng như nguồn điện thật ổn định để không ảnh hưởng đến sản phẩm khác.
  • Nên tạo ra không gian thoáng mát để đáy bếp dễ tản nhiệt.
  • Không nên đặt bếp ở nơi ẩm ướt… dễ gây cháy nổ, rất nguy hiểm.

2. Cách sử dụng bếp điện từ

Sau khi đã lắp đặt bếp một cách an toàn, phù hợp thì nhiều người lại không biết nên sử dụng bếp điện từ như thế để luôn bền và không bao giờ hỏng hóc?

2.1. Cách chọn chất liệu nồi phù hợp khi dùng bếp điện từ

Như đã nói, bếp điện từ khá kén nồi. Vì nguyên lý hoạt động của bếp dựa trên dòng điện từ làm nóng trực tiếp nồi nấu ăn, cho nên các nồi nấu bếp phải được làm bằng vật liệu nhiễm từ hoặc sở hữu bộ phận đáy nhiễm từ. Có như vậy, bếp mới phát huy được hiệu quả tối đa trong quá trình nấu nướng cũng như kéo dài tuổi thọ bền bỉ, lâu dài hơn.

Đa số, nồi nấu bếp điện từ sẽ được làm từ các vật liệu phổ biến như inox, thép, gang… có bề mặt đáy phẳng kèm theo đường kính từ 10cm trở lên. Tuyệt đối không nên sử dụng dụng cụ, bộ đồ nấu nướng bằng nhôm, đồng hay thủy tinh… đáy cong, lồi lõm để gây nguy hiểm, cháy nổ, chập mạch cho bếp.

Bộ nồi phù hợp với bếp điện từ
Bộ nồi phù hợp với bếp điện từ

2.2. Thao tác khởi động/tắt bếp điện từ

Đầu tiên, trong quy trình hướng dẫn sử dụng bếp điện từ sẽ không thể không nhắc đến thao tác khởi động cũng như tắt bếp. Các thao tác này tương đối dễ dàng. Sau khi đã đặt nồi nấu ăn phù hợp lên bếp, kết nối nguồn điện, bạn chỉ cần ấn vào nút Mở/Tắt (On/Off) để khởi động và tắt bếp sau khi đã kết thúc quá trình đun nấu. Tuy nhiên, nhớ không nên rút dây cắm điện ra ngay nhé dễ bị hỏng hóc vì khi tắt bếp, hệ thống quạt mát sẽ hoạt động khoảng 30 giây.

2.3. Cách chỉnh nhiệt độ/công suất trên bếp điện từ

Tương tự như trên, cách chỉnh nhiệt độ hay công suất trên bếp điện từ cũng vô cùng đơn giản. Người sử dụng có thể bấm nút (+) hoặc (-) được hiển thị trên mặt bếp để điều chỉnh công suất nấu ăn cho phù hợp với chế độ, chức năng các món ăn mình đang nấu như chiên/xào, nấu lẩu…

2.4. Cách sử dụng các tính năng trên bếp điện từ

Ngoài ra, cách sử dụng bếp điện từ chuyên nghiệp còn thể hiện thông qua việc bạn biết áp dụng thành thạo một số tính năng khác như:

  • Thay đổi chế độ nấu: Các bà nội trợ chỉ cần nhấn nút Menu (Thực đơn) trên màn hình hiển thị của bếp rồi chọn các chức năng đã được cài đặt sẵn. Ví dụ BBQ- nướng, Soup – nấu súp, nấu canh, Stir Fire – chiên/xào…
  • Khóa an toàn: Nút này có biểu tượng giống cái khóa. Khi bạn cần khóa bếp để đảm bảo an toàn cho trẻ em thì nhấn nút đó rồi giữ 3 giây đèn báo khóa được bật lên là xong. Còn khi muốn mở khi thì cũng hành động tương tự.
  • Hẹn giờ nấu: Đầu tiên, bạn nên xác định vùng bếp nấu cần hẹn giờ là bếp hồng ngoại hay bếp từ. Tiếp theo, ấn phím “+” hay “-” để tăng/giảm thời gian cài đặt. Khi cài đặt như vậy, đến giờ hẹn, bếp sẽ tự động nấu và kêu 2 tiếng “bíp” rồi tắt khi hết thời gian.
  • Chế độ Boost: Thực chất, chế độ này áp dụng cho việc nấu ăn nhanh. Các bà nội trợ chỉ cần bấm chức năng Booster, tăng công suất lên mức số 9 rồi ấn “+”. Bếp hiện lên chữ P là đã thành công.

2.5. Các lưu ý an toàn khi sử dụng

Để cách dùng bếp điện từ diễn ra thật an toàn và hiệu quả thì mọi người cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không nên tăng hay giảm nhiệt độ quá đột ngột để tránh bị biến dạng nồi.
  • Tuyệt đối không đặt những vật dụng nhà bếp phòng ăn như thìa, muỗng, nắp vung… lên mặt bếp để không bị biến nhiệt
  • Khi quá trình nấu nướng đã xong thì nên rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm điện, không nên sờ tay vào mặt kính để tránh bị bỏng, đợi bếp nguội rồi lau chùi, vệ sinh sạch sẽ.
Bếp điện từ đa dạng nhiều chức năng
Bếp điện từ đa dạng nhiều chức năng

3. Cách vệ sinh bếp điện từ

Thường xuyên vệ sinh bếp sạch sẽ là một trong những cách sử dụng bếp điện từ an toàn, hiệu quả và vô cùng bền bỉ mà không phải ai cũng biết.

3.1. Dụng cụ chuẩn bị

Tùy theo cách vệ sinh mà mọi người nên chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu cho phù hợp. Tuy nhiên, dụng cụ chủ yếu, luôn cần có chính là khăn mềm…

3.2. Cách vệ sinh bếp điện từ

Ít ai biết rằng, với những nguyên liệu vô cùng đơn giản, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà có thể “biến” chúng thành những dung dịch vệ sinh bếp điện từ vô cùng dễ dàng. Ví dụ như:

  • Dùng chanh tươi và giấm: Chỉ cần pha loãng 2 nguyên liệu này với nhau là bạn sẽ có một hỗn hợp lau rửa “thần thánh” giúp đánh bật mọi vết bẩn cứng đầu.
  • Dùng baking soda: Đầu tiên, hòa baking soda vào nước rồi sử dụng chiếc khăn mềm, nhúng vào dung dịch này và lau chùi từ từ trên mặt bếp. Đảm bảo, mặt kính của chiếc bếp sẽ sáng bóng y như thuở ban đầu mới mua.
  • Dùng dụng cụ tẩy rửa chuyên dụng: Nếu không có những nguyên liệu trên, các bà nội trợ có thể mua sắm dung dịch tẩy rửa chuyên dụng tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa… rồi dùng khăn mềm lau rửa là xong.

3.3. Những lưu ý khác khi vệ sinh

Một số lưu ý quan trọng mà các bà nội trợ nên biết trong quá trình vệ sinh bếp điện từ, đó là:

  • Khi mặt bếp còn đang nóng, chưa nguội hẳn thì không nên làm công tác vệ sinh hay lau chùi. Như thế sẽ dễ bị bỏng đồng thời mặt bếp cũng sẽ không thể được làm sạch.
  • Cần rút dây điện ra khỏi ổ cắm trước khi vệ sinh bếp để tránh gây nổ, chập mạch rất nguy hiểm.
  • Trong quá trình lau chùi, nếu có sử dụng dụng cụ thì cần phải cẩn thận để tránh làm trầy xước hay hỏng hóc mặt kính bếp.
Vệ sinh bếp điện từ
Vệ sinh bếp điện từ

Có thể thấy, cách sử dụng bếp điện từ không khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên để đảm bảo, sau khi mua bếp điện từ đa tính năng thông minh bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để sản phẩm bền lâu theo thời gian nhé.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hướng dẫn cách sử dụng bếp từ an toàn kèm vệ sinh sạch như mới

Hướng dẫn cách sử dụng bếp từ an toàn kèm vệ sinh sạch như mới

Bếp từ là thiết bị nhà bếp nấu ăn hiện đại xuất hiện tại nhiều gia đình nhờ ưu điểm sạch sẽ, tiết kiệm năng lượng, an toàn. Tuy nhiên bạn đã biết cách sử dụng bếp từ sao cho an toàn, đạt hiệu quả làm việc cao nhất. Tìm hiểu thông tin hữu ích này dưới đây nhé!

Tin tức về Bếp các loại