Tết Nguyên Đán là một ngày lễ trọng đại nhất trong năm của người Việt Nam. Đây chính là dịp để tất cả mọi người có thời gian nghỉ ngơi, được đoàn tụ bên gia đình, cùng nhau hướng tới một năm mới ấm no, thịnh vượng và hạnh phúc.
Để có được những ngày Tết được như ý nhà nào cũng chuẩn bị chu đáo từ trước Tết. Bên cạnh trang trí, dọn dẹp nhà cửa, bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên, thì những mâm cỗ đầu năm là sự kì công và thể hiện lòng thành của con cháu.
1. Mâm cơm 3 ngày Tết
Theo truyền thống, mâm cơm đầu năm mới của người Việt thường có bốn bát và bốn đĩa. Bốn bát gồm: bát ninh, bát măng hầm giò lợn, bát mọc, bát miến. Bốn đĩa gồm: thịt gà (thịt lợn), giò (chả), nem thính (có thể thay bằng đĩa xào), dưa muối. Ngoài ra còn có một đĩa xôi (bánh chưng) và bát nước chấm, tổng cộng là tròn mười món.
Mâm cơm đầu năm của người miền Bắc thường được chuẩn bị rất công phu, kĩ càng. Thịt gà phải là thịt gà trống choai, được chọn lựa cẩn thận: mào gà, hình dáng gà, đặc biệt là cựa gà. Người Việt Nam quan niệm: cựa gà có đẹp thì cả năm mới sung túc, ấm no. Gà được thịt để cúng giao thừa, sau đó chia cho con cháu ăn hưởng lộc.
Thịt lợn phải chọn được miếng thịt lợn đầy đặn, có đủ nạc, mỡ (thường 1/3 mỡ, 2/3 nạc), dầy mình, vuông vắn.
Giò có thể là giò nạc, giò lụa, miếng giò chắc, thơm ngọt. Giò được gói tròn. Trong mâm cơm có bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, khoanh giò tròn tượng trưng cho trời, thể hiện sự hoà hợp, cân bằng giữa trời đất và con người. Âm dương cân bằng, gia chủ mới mạnh khoẻ, con cháu ngoan hiền, làm ăn phát đạt.
Mâm cơm đầu năm còn có đĩa xôi. Xôi đầu năm mới phải là xôi gấc hoặc xôi đỗ. Màu đỏ của gấc, màu vàng ruộm của đỗ thể hiện niềm tin, hi vọng của gia chủ vào một năm mới làm ăn thành công, gặp nhiều may mắn.
Trong mâm cơm ngày Tết không thể thiếu được đĩa dưa hành vàng óng, thơm lừng. Dưa hành không chỉ để ăn kèm với thịt luộc mà còn là một món ăn rất tốt cho sức khoẻ trong dịp Tết. Thông thường, trong dịp Tết, mọi người thường ăn rất nhiều thịt, đồ nếp, đồ ngọt vì vậy đĩa dưa hành chính là một món ăn rất tốt cho hệ tiêu hoá, đảm bảo cho cả gia đình có một năm mới khoẻ mạnh.
Trong mâm cỗ ngày Tết có đầy đủ các vị: vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh … tất cả tạo nên một mâm cơm sum vầy no đủ. Tại sao phải có đủ bốn bát, bốn đĩa? Thực ra, con số bốn là con số tượng trưng cho sự vuông vắn, cân đối, đầy đặn, vững chãi. Ngoài ra còn có đĩa xôi (bánh chưng) và bát nước chấm là mười.
Số mười tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn. Mâm cơm đầu năm mới đã thể hiện tất cả những mong ước của gia chủ về một năm mới an lành, ấm no, thành công và hạnh phúc. Mâm cơm đầu năm mới trước để cúng thần linh, ông bà tổ tiên để xin lộc của thần linh, tiên tổ.
Hết tuần hương, mâm cơm được dọn cho cả nhà cùng ăn, với ý nghĩa hưởng lộc của thần linh, tổ tiên phù hộ, cả năm không ốm đau, con cháu học hành tấn tới, làm ăn phát đạt, gia đình thuận hoà, tránh mọi tai ương.
2. Bài văn khấn 3 ngày Tết
Trước tiên khấn
Thổ công Văn khấn Thổ Công Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. – Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này. Tín chủ là………………………………………………………………Ngụ tại…………………………………………………………………. Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Tiếp theo khấn tổ tiên
Theo phong tục ngày Tết, thì ngày 30 Tết (hoặc ngày 29 Tết, nếu tháng thiiếu), thì nhà nhà đều sắm lễ “Rước Ông bà” về cùng với con cháu trong 3 ngày Tết, để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu với Tổ tiên. Trong 3 ngày Tết này, thông thường con cháu đều cúng Tổ Tiên mỗi ngày 1 lần, và ngày mùng 1 Tết là ngày cúng đầu tiên.
Văn khấn cúng tổ tiên ngày mùng 1 tết Kính lạy: Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Hôm nay là ngày mùng một Tết, tháng Giêng, năm ………………….. Chúng con là: ………………………………Tuổi……………Hiện cư ngụ tại số nhà …….. Đường……………………..Khu phố ……………. Phường ……………………Quận…………………………..Thành phố………………….
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.
Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Tín chủ lại mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo!
Cuối cùng khấn thần linh trong nhà
Văn khấn thần linh trong nhà ngày mùng 1 Tết Kính lạy: Hoàng Thiên Hậu Thổ. Chư vị Tôn Thần.
Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng , nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân , giải trừ gió đông lạnh lẽo , hung nghiệt tiêu tan , đón mừng Nguyên Đán xuân thiên , mưa móc thấm nhuần , muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết , chốn chốn tường trình.
Tín chủ con tên là ………………………………Tuổi:………….Ngụ tại …………………………………………………………..
Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa , cơm canh lễ vật bày ra trước án , dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng loà , ân đức rộng lớn.
Ngôi cao vạn trượng uy nghi , vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi , Tôn Đức càn thông.
Cúi xin giáng lâm trước án , chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương , con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng , đội đức Tôn Thần Bản xứ. Hộ trì tín chủ , gia lộc gia ân , cứu khổ trừ tai. Đầu năm chí giửa , nửa năm chí cuối , sự nghiệp hanh thông , sở cầu như ý. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.Phục duy cẩn cáo!
T.T (Tổng hợp)