Ngày nay, nhu cầu giặt giũ ngày càng tăng cao. Do đó, rất nhiều hộ gia đình đã tìm đến Máy sấy quần áo công nghiệp để bắt đầu mô hình kinh doanh. Có lẽ khi nghe đến cái tên của sản phẩm này, ai cũng đã biết nó hoạt động như thế nào. Tuy nhiên để biết như thế nào để vừa tiết kiệm được điện năng và tăng tuổi thọ cũng như độ bền thì không phải ai cũng nắm rõ được điều này. Hãy cùng Websosanh tìm hiểu về kỹ năng sử dụng máy sấy quần áo công nghiệp nhé.
Máy sấy quần áo công nghiệp là gì?
Máy sấy quần áo công nghiệp là sản phẩm cung cấp tính năng làm khô quần áo với cảm biến độ ảnh được gắn bên trong. Máy sẽ ngăn chặn quá trình sấy quá khô và hao mòn trên vải. Vào những lúc thời tiết nồm, không khí ẩm là mùa lý tưởng đối với các tiệm giặt là bởi lúc này nhu cầu sử dụng của người dân cần sấy khô quần áo là rất cao.
Chuẩn bị trước khi sử dụng máy sấy quần áo công nghiệp
Chuẩn bị trước khi sử dụng máy khá quan trọng để bắt đầu một quy trình sấy quần áo. Bạn cần phải phân tích thị trường, ước tính số lượng đồ cần sấy để mua máy sấy công nghiệp với công suất thích hợp. Đối với quần áo giặt bằng tay thì nên phơi ráo nước hoặc vắt thật kỹ trước khi cho vào máy sấy. Còn đối với quần áo giặt bằng máy giặt thì nên cho vắt kỹ rồi mới cho vào sấy.
Quy định chung khi sử dụng máy sấy quần áo công nghiệp
Để hiểu và sử dụng máy sấy quần áo hiệu quả thì bạn nên hiểu những quy định cần thiết khi sử dụng sản phẩm. Đầu tiên, bạn nên đặt máy sấy quần áo công nghiệp ở những vị trí khô, thoáng. Chú ý không được đặt trong phòng kín đáo vì lúc sấy hơi ẩm sẽ được xả ra tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Bạn chỉ nên cho quần áo đã được giặt sạch và vắt khô vào máy sấy, nếu dùng máy giặt thì hãy chọn chế độ vắt cao nhất bởi quần áo càng ướt thì thời gian sấy càng lâu. Hãy cẩn thận rũ rời từng chiếc quần áo khi bạn lấy ra khỏi máy giặt để bỏ vào máy sấy, việc này sẽ giúp quần áo đỡ bị nhăn và đồng thời giảm thời gian sấy khô, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể đó.
Khi sấy, bạn nên bỏ quần áo vào đủ khối lượng cho phép theo công suất của máy sấy, khoảng 2/3 lồng máy. Lượng quần áo quá nhiều so với công suất của máy sẽ tốn năng lượng, hơn nữa quần áo cần có không gian để được sấy khô nhanh hơn và giảm nhăn.
Nên chọn chế độ sấy phù hợp với chất liệu quần áo và tránh cho thêm quần áo ướt vào máy đang sấy dở quần áo, điều này sẽ khiến ẩm kế trong máy không đo được chính xác độ ẩm, quần áo có thể bị ẩm hoặc quá khô. Chú ý không nên sấy quần áo quá khô vì vừa hại quần áo vừa tốn điện, hơn nữa quần áo sẽ bị nhăn.
Đặc biệt cần lưu ý không cho quần áo có chi tiết kim loại vào máy sấy bởi chúng có thể rơi ra và làm hỏng máy sấy. Do đó, để đảm bảo thì trước khi đưa quần áo vào máy sấy cần kiểm tra và lấy hết những vật có trong túi bởi những vật này có thể làm hư hỏng máy sấy và quần áo.
Kỹ năng xử lý đồ vải bằng máy sấy quần áo công nghiệp hiệu quả cao
Bạn cần sấy quần áo ở nhiệt độ phù hợp với từng loại vải. Đối với các loại vải thông thường thì nhiệt độ sấy cố định là khoảng 70 độ. Còn đối với những loại vải bông hay những loại gần giống, thì không nên sử dụng sấy ở nhiệt độ cao, nên sấy ở chế độ gió vì sợi bông tương đối nhạy cảm. Và sau khi máy đã sấy xong, nên lấy quần áo ra sau lúc máy đã ngưng hoạt động từ 3 – 5 phút.
Để máy hoạt động bền bỉ thì bạn nên thường xuyên vệ sinh, bảo trì máy sấy quần áo công nghiệp định kỳ. Lượng quần áo sấy mỗi mẻ ko nên thấp hơn công suất giặt của máy, tránh lãng phí điện trong quá trình vận hành và cũng không nên cao hơn để giảm năng suất của máy.
Trên đây là những thông tin về kỹ năng sử dụng máy sấy quần áo công nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ bổ ích cho bạn nhé.