Bộ phận nào của điều hòa tiêu thụ nhiều điện năng nhất?
Muốn biết làm sao để tiết kiệm tối đa tiền điện tiêu thụ cuối tháng khi bật điều hòa, một trong những điều bạn cần quan tâm chính là bộ phận tiêu thụ nhiều điện năng nhất của thiết bị điện lạnh này. Trên thực tế, điều hòa không khí có 5 bộ phận tiêu thụ nhiều điện năng nhất khi hoạt động là: máy nén block, quạt cục nóng, quạt cục lạnh, motor đảo gió ở cục lạnh và bảng mạch điều khiển điều hòa. Trong đó, bộ phận được cho là tiêu thụ tới 95% điện năng của 5 bộ phận này chính là máy nén block.
Theo đó, sẽ không có nhiều sự khác biệt giữa các loại điều hòa thường và điều hòa inverter nhưng chính nguyên lý hoạt động của máy nén block trong 2 loại điều hòa này sẽ giúp bạn lựa chọn đúng được loại điều hòa cần mua trong mùa nóng để tiết kiệm điện năng và giảm được tiền điện cuối tháng xuống.
Các chuyên gia điện lạnh khuyên bạn nên chọn mua điều hòa inverter tiết kiệm điện khi có nhu cầu sử dụng điều hòa thường xuyên và kéo dài trên 6-8 tiếng/ngày để tiết kiệm điện năng và tiền điện cuối tháng so với loại điều hòa non inverter.
Các nguyên nhân sử dụng điều hòa gây tốn điện
Ngoài việc chọn lựa điều hòa inverter hay non inverter sẽ quyết định sử dụng điều hòa gây tốn điện trong mùa nóng thì còn nguyên nhân gì khiến tiền điện tăng chóng mặt hay không?
Câu trả lời đương nhiên là CÓ. Xoay quanh việc sử dụng điều hòa không khí trong mùa nóng sẽ có nhiều nguyên nhân gây tốn điện khác như:
– Bật tắt điều hòa thường xuyên: Nhiều gia đình có thói quen sử dụng điều hòa là bật làm mát 15 phút thấy phòng mát rồi thì tắt đi, tới lúc nóng lại bật lên. Chính sự bật tắt điều hòa thường xuyên này sẽ khiến chiếc điều hòa của bạn trở thành vũ khí ngốn điện nhất trong gia đình bạn và có thể khiến bạn đau ví vào cuối tháng đấy.
– Thất thoát nhiệt khi trao đổi nhiệt thường xuyên với bên ngoài: Các gia đình có trẻ con sẽ hay gặp tình trạng này do trẻ nhỏ hay hiếu động, thường xuyên ra vào giữa không gian máy lạnh và ngoài trời. Do đó phòng bật điều hòa cũng thường xuyên bị thất thoát nhiệt khi trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài, để làm lạnh lại không gian theo mức nhiệt được cài đặt trên màn hình hiển thị thì block lại phải chạy tiếp từ đó gây tốn điện.
– Cách dùng điều hòa không đúng: Có nhiều người khi lắp điều hòa được thợ mách phải bật nhiệt độ thấp nhất là 16 – 18 độ để làm lạnh nhanh phòng và các đồ vật trong phòng sau đó mới tăng lên mức nhiệt khuyến cáo ổn định 24-25 hoặc 27-28 độ c để duy trì sự làm mát ổn định. Tuy nhiên trong lúc làm mát toàn bộ phòng và đồ đạc ở mức nhiệt thấp nhất 16-18 độ C cũng sẽ khiến tiền điện nhà bạn tăng lên đáng kể. Một trường hợp khác áp dụng quá máy móc về việc đặt mức chênh nhiệt độ so với ngoài trời là 10 độ C nên đặt nhiệt độ mong muốn là 30 độ. Với nhiều điều hòa không khí, đây là mức nhiệt cao nhất cài được trên màn hình hiển thị dàn lạnh. Tuy nhiên mức nhiệt này nhanh chóng đạt được nên máy lạnh làm mát đạt 30 độ lại dừng thất thoát lại bật và bật tắt liên tục vô tình cũng gây tốn điện cho gia đình bạn.
Tuy có rất nhiều nguyên nhân khiến quá trình sử dụng điều hòa gây tốn kém điện năng tiêu thụ nhưng đây chính là 3 trong số các nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay mà tới trên 90% các gia đình hầu như đều mắc phải. Bạn có nằm trong số đó?
Làm sao để dùng điều hòa mùa nóng không tốn quá nhiều điện?
Để sử dụng điều hòa mùa nóng không tốn quá nhiều điện thì bạn phải tìm cách khắc phục được 3 nguyên nhân chính trên. Nếu chưa có ý tưởng gì thì đây sẽ là một số gợi ý hữu ích cho bạn từ cổng thông tin so sánh giá Websosanh.vn để bạn tham khảo và thực hành ngay:
- Nên chọn điều hòa inverter nếu nhu cầu sử dụng điều hòa mùa nóng của bạn và gia đình trên 6 -8 tiếng/ngày.
- Nên chọn công suất điều hòa phù hợp với không gian cần làm mát không chọn điều hòa công suất quá thấp hoặc quá cao gây tốn kém điện năng hoặc chi phí đầu tư ban đầu.
- Khi bật điều hòa cần hạn chế đi lại ra môi trường bên ngoài thường xuyên để tránh trao đổi nhiệt nhiều ra môi trường.
- Không bật điều hòa dưới 24 độ C và trên 29 độ C để tránh gây tốn điện và ảnh hưởng tới tuổi thọ điều hòa về lâu về dài. Tốt nhất bạn chỉ nên duy trì mức nhiệt ổn định ở 24-25 độ C hoặc 27-28 độ C.
- Lắp đặt cục nóng điều hòa ở nơi thoáng mát không quá nắng nóng
- Không bật điều hòa 24/24. Nên tạo điều kiện cho điều hòa được nghỉ ngơi lấy lại sức phục vụ gia đình bạn trong chu kì làm mát tiếp theo. Đồng thời đây cũng là cơ hội để gia đình bạn mở cửa thông thoáng đón gió tươi vào nhà hạn chế gây bệnh tật.
- Không bật tắt điều hòa liên tục, nên sử dụng triệt để các tính năng thông minh của điều hòa trên remote ví dụ hẹn giờ bật tắt, sử dụng chế độ ngủ khi ngủ, nếu phòng ẩm thì dùng chế độ dry để hút bớt ẩm ra ngoài,…
- Cuối cùng nên thường xuyên bảo dưỡng định kì cho điều hòa hoặc chọn loại điều hòa có chế độ tự động làm sạch mỗi khi tắt máy để nâng cao tuổi thọ của điều hòa và giúp chúng sử dụng đỡ tốn điện hơn.
Websosanh.vn tin chắc nếu bạn nắm chắc các gợi ý trên và thường xuyên thực hành chúng trong mùa nóng thì tiền điện cuối tháng của gia đình bạn sẽ giảm đáng kể đấy!