Dùng địu cho bé như thế nào để mẹ có hành trình nuôi dưỡng một em bé khỏe mạnh và vui vẻ một cách nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là với những mẹ không có người hỗ trợ và muốn làm nhiều việc cùng lúc khi phải trông bé. Hãy ghi nhớ những điều dưới đây để khi địu em bé bạn giữ được bé an toàn trong địu, tránh gặp phải những nguy hiểm có thể xảy ra :
Thường xuyên kiểm tra em bé khi địu tránh ngạt thở
- Bạn nên chọn chiếc địu cho bé mềm mại, thoáng mát cho phép giữ em bé hướng vào trong hoặc có thể để em bé hướng ra ngoài khi bé đủ 4- 5 tháng tuổi.
- Đặt bé nằm trong địu phải để cằm hướng lên trên đảm bảo thấy rõ mặt mũi bé, tránh để vải che hết khuôn mặt, các dải dây hoặc vải địu có thể che mũi và miệng trẻ, làm nghẹt đường thở của trẻ trong một hoặc hai phút.
- Cách địu bé an toàn là khi mang bé, tránh để bé nằm quá thấp trong địu, tránh để mặt bé áp chặt vào địu và tránh để bé nằm trong tư thế khom người, cằm chạm sát ngực.
- Nên thường xuyên kiểm tra bé. Trẻ dưới 4 tháng tuổi cơ cổ vẫn còn yếu nên chưa kiểm soát tốt những cử động đầu. Nếu vì lý do nào đó mũi miệng trẻ bị áp vào địu có thể gây ngạt thở từ từ, nhất là những bé đang bị cảm hoặc trẻ sinh nhẹ cân.
- Nên thận trọng khi địu bé trong bếp. Không địu bé khi đang nấu ăn có lửa nóng hay dầu mỡ nóng trên bếp hoặc đang sử dụng các vật sắc nhọn và nóng.
- Địu bé đứng cách và an toàn là không địu trẻ ở tư thế ngồi cong, úp mặt vào người mẹ, phần mũi miệng của trẻ có thể chạm vào phần phía dưới ngực người mẹ. Mặc khác, do cổ bé giai đoạn này còn yếu mà không thể quay về hướng khác, những cử động phần đầu và cổ của trẻ bị hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ khó thở, bị ngạt và tử vong.
Tìm tư thế địu để bé thoải mái và an toàn nhất
- Trẻ em cần được mẹ địu với tư thế đứng thẳng. Mẹ quan sát cằm bé để bé không cúi gập cằm chạm xuống ngực để tránh nguy cơ ngạt thở. Tốt nhất để cằm bé cách ngực một ngón tay.
- Mẹ cần tránh để tay chân của bé gần những vật gây nguy hiểm đến bé hoặc mẹ. Nên tránh những nơi nóng như đồ ăn đồ uống nóng để tránh bé bị bỏng.
- Khi bạn đi ngang qua cửa ra vào hoặc các nơi nhỏ hẹp, hãy cẩn thận quan sát cơ thể bé xem bé có bị vướng hoặc bị kẹt lại hay không.
- Địu lưng dùng thay ghế ngồi là một thói quen của nhiều mẹ khi dùng địu cho bé nhưng đây là vấn đề tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm cho bé. Mẹ phải luôn giám sát bé và giúp bé tựa lưng vào cơ thể mẹ.
- Bạn cần thắt đai an toàn cho bé vừa vặn không được nới lỏng và cũng không quá chặt khiến bé khó chịu, tuyệt đối không cúi thấp người dốc xuống vì có thể khiến bé bị tuột ra khỏi địu. Khi muốn hạ thấp người xuống bạn chỉ cần gập đầu gối lại và từ từ hạ trọng tâm.
Mẹ cần tránh những hành động gây nguy hiểm khi địu con
- Dù mẹ đã thao tác đúng khi địu cho bé, thời gian địu bé mỗi ngày cũng cần được giới hạn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi để đảm bảo bé không bị ảnh hưởng đến khung xương và vóc dáng.
- Không phải loại địu nào cũng có độ bền bỉ trong suốt nhiều năm sử dụng, đặc biệt là khi mẹ dùng địu đã qua sử dụng hoặc địu dùng lại của anh chị cho bé, do đó mẹ cần kiểm tra lại độ an toàn của địu, bạn nên loại bỏ địu đã bị hỏng có thể gây nguy hiểm cho bé.
- Mẹ cần địu em bé ở vị trí phù hợp vì thời gian dài trên địu có thể ảnh hưởng đến vóc dáng của bé. Hãy chắc chắn bé nằm ở địu không bị uốn qua thắt lưng mà chỉ uốn cong ở đầu gối.
- Cách địu bé an toàn là bạn không nên địu em bé vào người khi bạn đang tập thể dục, đi xe đạp, chạy bộ, lái xe hay đi bất kỳ loại động cơ nào khác.