Nằm ngủ phòng điều hòa bị nghẹt mũi có sao không?
Nằm ngủ phòng điều hòa bị nghẹt mũi không chỉ khiến bạn khó chịu vì khó thở mà ít nhiều còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu diễn ra thường xuyên và liên tục.
Đặc biệt, đối với các đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em, người già, trẻ sơ sinh, người bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang… tình trạng nghẹt mũi khi nằm điều hòa cần được chú ý tìm cách khắc phục hiệu quả và phù hợp.
Nguyên nhân nằm ngủ phòng điều hòa bị nghẹt mũi
Theo các chuyên gia, có 5 nguyên nhân gây ra tình trạng nằm ngủ phòng điều hòa bị nghẹt mũi là: Do độ ẩm không khí giảm, gió điều hòa phả thẳng vào mặt, không có sự thông gió, thói quen ngủ há miệng và do không vệ sinh, bảo trì điều hòa định kỳ. Cụ thể từng nguyên nhân như sau:
+ Do độ ẩm không khí giảm: Nguyên tắc hoạt động của điều hòa- máy lạnh là hấp thụ nhiệt độ. Không khí sẽ được đi qua bộ phận làm lạnh có nhiệt độ thấp nhiều lần Khi độ ẩm không khí gặp nhiệt độ thấp sẽ hóa lỏng và thoát ra ngoài nhờ bộ phận và thiết bị dẫn nước của điều hòa. Do đó, nếu máy điều hòa chạy liên tục thì cũng đồng nghĩa với việc độ ẩm ở trong phòng sẽ giảm và không khí sẽ trở nên khô hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến bạn nằm điều hòa trong thời gian dài sẽ bị nghẹt mũi.
+ Do luồng gió điều hòa phả thẳng vào mặt: Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng nghẹt mũi khi nằm ngủ ở phòng điều hòa là do luồng gió điều hòa phả thẳng vào mặt. Khi bạn nằm đúng hướng gió của máy lạnh thì khi luồng gió lạnh của dàn lạnh thổi ra sẽ thổi thẳng trực tiếp vào mặt và bạn dễ bị ngạt mũi, khô mũi.
+ Không có sự lưu thông gió: Khi bật điều hòa bạn sẽ phải đóng kín cửa để ngăn không cho hơi lạnh thoát ra ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vi khuẩn, bụi bẩn, vi rút, nấm mốc sẽ bị giữ lại ở trong phòng, từ đó có thể khiến bạn bị nghẹt mũi hay đau họng.
+ Do thói quen ngủ há miệng: Thói quen ngủ há miệng khiến cho vách ngăn của mũi bị lệch. Hậu quả là bạn có cảm giác bị nghẹt mũi sau mỗi lần sử dụng điều hòa.
+ Do không vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa định kỳ: Điều hòa – máy lạnh nếu không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ sẽ bị bám đầy bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, các tác nhân gây hại… Khi bật điều hòa, các chất yếu tố gây hại này sẽ lan tỏa trong không khí gây nên các tình trạng sức khỏe như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt xì…
Giải pháp khắc phục tình trạng nằm ngủ phòng điều hòa bị nghẹt mũi
Để khắc phục tình trạng nằm ngủ phòng điều hòa bị nghẹt mũi, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Tăng độ ẩm cho phòng: Bổ sung độ ẩm cho phòng điều hòa bằng cách đặt một chậu nước trong phòng hoặc cách được nhiều người sử dụng hơn cả là sử dụng máy tạo độ ẩm.
+ Điều chỉnh hướng nằm hoặc hướng gió điều hòa: Khi lắp đặt điều hòa, bạn cần tránh lắp ở những vị trí mà luồng gió thổi ra phả thẳng trực tiếp vào người. Nếu không có vị trí lắp đặt thích hợp, bạn có thể căn chỉnh hướng gió thổi để tránh thổi vào mặt, người dễ gây sổ mũi, nghẹt mũi.
+ Cải thiện sự thông gió cho phòng: Vào các thời điểm không sử dụng điều hòa, bạn nên mở hết các cửa chính, cửa sổ của căn phòng ra để không khí được lưu thông. Bên cạnh đó, việc lắp quạt thông gió cho phòng điều hòa cũng là điều cần thiết để luân chuyển không khí bên trong phòng với bên ngoài, giúp thanh lọc không khí đồng thời cung cấp thêm luồng khí trong lành từ ngoài vào.
+ Sử dụng máy lọc không khí: Nếu khả năng tài chính tốt, bạn có thể sử dụng thêm máy lọc không khí để giúp làm sạch không khí trong phòng bằng cách loại bỏ bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, nấm mốc…
+ Vệ sinh điều hòa định kỳ: Vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần vừa giúp không khí được sạch bụi bẩn, sạch khuẩn, tốt cho sức khỏe vừa giúp máy điều hòa hoạt động hiệu quả và ổn định hơn.
+ Một số giải pháp khắc: Ngoài những giải pháp khắc phục tình trạng nằm ngủ phòng điều hòa bị khô mũi nêu trên, bạn cũng cần hạn chế việc há miệng khi ngủ, tăng cường ăn nhiều hoa quả rau xanh, uống nhiều nước, tập thể dục đều đặn mỗi ngày…
Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp được về nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng nằm ngủ phòng điều hòa bị nghẹt mũi. Hy vọng, việc nắm được nguyên nhân sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng nghẹt mũi khi nằm điều hòa. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!