1. Nguyên lý làm chín thực phẩm của lò vi sóng
Khi ấn nút khởi động, thường chỉ mất 2 giây để lò vi sóng làm nóng sợi dây tóc bên trong ống magnetron. Vi sóng sinh ra sau đó sẽ được thổi vào khoang nấu. Với tần số thường là 2.45GHZ, sóng vi ba dễ bị hấp thụ bởi nước, chất béo và đường. Các sóng bên trong lò sẽ được phát ở đúng tần số để có thể đi sâu vào trong thức ăn và truyền hầu hết năng lượng cho lượng nước bên trong thực phẩm.
Các loại chất rắn ít nước hầu như không hấp thụ sóng vi ba. Đó là lý do tại sao nên mua các hộp đựng thực phẩm dành riêng cho lò vi sóng. Sóng vi ba làm nóng đồ ăn bằng cách xoay các phân tử nước qua lại. Những phân tử này có một đầu tích điện âm và một đầu tích điện dương. Một phân tử nước đơn lẻ có hình dáng như đầu chú chuột Mickey. Bạn có thể tưởng tượng phân tử oxy tích điện âm là mặt của Mickey, và hai phân tử hidro nhỏ tích điện dương là hai tai.
Nguyên lý làm chín thức ăn của lò vi sóng (Nguồn: vi.pngtree.com)
2. Nấu ăn bằng lò vi sóng có tốt không
2.1. Sự thật về lò vi sóng có ảnh hưởng tới sức khỏe
Trước đây đã có rất nhiều quan điểm sai lệch về việc sử dụng lò vi sóng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cho đến hiện nay, mặc dù đã có nhiều báo cáo khoa học đã chứng minh nhưng vẫn còn rất nhiều người hoài nghi lò vi sóng có hại không.
Lò vi sóng có gây ung thư không
Đây là thắc mắc được đặt ra nhiều nhất khi băn khoăn lò vi sóng có hại không, liệu có sản sinh những chất gây ung thư không? Bức xạ là các tia mang năng lượng phát ra từ vật thể nào đó, có thể là TV, điện thoại di động, lò sưởi, mặt trời… Lò vi sóng phát ra bức xạ không ion hóa, tương tự như sóng radio, TV… nhưng có độ dài sóng rất ngắn (tần số cao).
Các bức xạ không ion hóa có thể đi xuyên qua tế bào, tuy vậy không đủ mạnh để làm thay đổi tế bào về mặt hóa học. Năng lượng phát sinh từ lò vi sóng lại rất yếu, không thể gây hại cho vật liệu di truyền (ADN) và do đó, không rủi ro gây ung thư.
Nấu ăn bằng lò vi sóng có tốt không (Nguồn: gamechanger.diet)
Nấu ăn trong lò vi sóng có hao hụt chất dinh dưỡng
Một nghiên cứu gần đây đã thử nghiệm tác động của các phương pháp nấu ăn khác nhau trên 20 loại rau về khả năng chống oxy hoá. Họ nhận thấy đun sôi và nấu là 2 phương pháp đánh mất dinh dưỡng nhiều nhất. Trong khi đó, sử dụng lò vi sóng và nướng lại bảo tồn được dinh dưỡng của rau.
Nấu ăn bằng lò vi sóng có bị biến đổi chất không
Một nghiên cứu khác đã thử nghiệm 20 loại rau với các phương pháp nấu ăn khác nhau. Nướng và lò vi sóng, trái với lo ngại, lại giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Kết quả này trùng với một nghiên cứu được tiến hành từ năm 2013, trong đó tập hợp hơn 100 kết quả nghiên cứu thì hấp là cách nấu tốt nhất với rau để bảo toàn dinh dưỡng, với điều kiện không hấp kèm theo nước. Như vậy, có thể kết luận rằng lò vi sóng không làm mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm.
2.2. Lý do để bạn tin rằng lò vi sóng an toàn
Lò vi sóng có hại cho sức khỏe không vẫn luôn là câu hỏi mà người tiêu dùng luôn băn khoăn.
Lò vi sóng được bán rộng rãi, và có 1 thời gian dài phát triển, tính an toàn đã được xác nhận
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, (Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, bất kỳ một loại thực phẩm nào qua chế biến (luộc, nướng, rán, đun bằng lò vi sóng…) cũng đều gây biến đổi. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự biến đổi đó có gây độc hay không.
Đun nóng thức ăn bằng lò vi sóng, khả năng biến đổi chất của thực phẩm là không đáng kể, mà thực tế thực phẩm được nấu chín đều, chín từ trong tâm của khối thực phẩm và quan trọng là không tạo ra chất độc. Thậm chí bạn còn có thể hướng dẫn trẻ sử dụng lò vi sóng an toàn.
Tất cả lò vi sóng chính hãng, chất lượng hiện diện trên thị trường đều được kiểm tra chất lượng an toàn từ các cơ quan uy tín
Để đảm bảo sức khỏe cũng như sự an toàn của người tiêu dùng, hiện nay các lò vi sóng được bán trên thị trường đều được kiểm tra kỹ lưỡng. Những vật liệu sản xuất đều được kiểm định nghiêm ngặt trước khi mang vào lắp đặt.
Bước sóng của lò vi sóng hoàn toàn bình thường, thậm chí còn an toàn hơn bức xạ từ điện thoại, tivi
Vi sóng không phải là tia phóng xạ. Các tia phóng xạ thường có năng lượng rất cao. Thực nghiệm cho thấy sự phân rã hạt nhân không phóng ra tia vi sóng, loại sóng có năng lượng còn thấp hơn tia hồng ngoại mà mỗi người chúng ta đều đang phát ra. Hơn nữa, vi sóng cũng không đủ mạnh để kích thích sự phân rã của hạt nhân đồng vị không bền (nếu có) trong không khí trong lòng lò lúc hoạt động. Do đó, nói lò vi sóng là lò phóng xạ là không có cơ sở khoa học.
Nấu ăn bằng lò vi sóng hạn chế việc mất dinh dưỡng
Hấp thức ăn bằng bếp lò bình thường đôi lúc có thể tốt hơn khi bạn nấu bằng lò vi sóng. Một nghiên cứu đã chứng minh hấp bông cải xanh bằng bếp lò có thể bảo tồn nhiều chất chống ung thư sulforaphane hơn là quay bông cải trong lò vi sóng. Tuy nhiên, bạn cũng rất dễ mắc phải những thói quen làm mất chất dinh dưỡng của thực phẩm khi nấu ăn. Trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng thiết bị lò vi sóng nói chung, giúp chị em nội trợ thoải mái trong việc chế biến món ăn.
Bên cạnh đó, lò vi sóng còn có thể tăng cường một vài chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của bạn. Ví dụ như khi sử dụng lò vi sóng, carotene trong khoai tây và cà rốt dễ hấp thu hơn, biotin trong trứng dễ tiêu hóa hơn. Đặc biệt là nhiệt độ trong lò có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại trong thức ăn.
Nấu ăn bằng lò vi sóng có tốt không và lời giải đáp (Nguồn: soha.vn)
3. Lưu ý khi nấu ăn bằng lò vi sóng
- Thời gian quay không nên quá lâu
- Không đựng đồ bằng nhựa khi sử dụng lò vi sóng
- Không đưa vật dụng bằng kim loại vào lò vi sóng
- Thịt cá rã đông, sau khi quay không nên cho vào tủ lạnh
- Không dùng đồ đậy nắp để gia nhiệt thực phẩm như bơ, sữa
- Tránh dùng màng bọc thực phẩm
- Không nên rán thực phẩm trong lò vi sóng
4. Các loại thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng
Lò vi sóng có hại cho sức khỏe không và câu trả lời là không. Tuy nhiên, cần tránh những loại thực phẩm dưới đây gây biến đổi chất trong quá trình quay lò, có hại cho sức khỏe.
Nấm. Các protein và hàm lượng dinh dưỡng có trong nấm sẽ biến thành chất độc hại cho dạ dày và hệ tim mạch. Nguy hiểm hơn, lạm dụng cách làm nóng nhanh chóng này sẽ dễ biến chất alkaloid thành carcinogen gây ung thư.
Khoai tây. Làm nóng lại khoai tây không chỉ mất đi vị ngon mà còn có thể gây ngộ độc. Với khoai tây nghiền hoặc khoai tây chiên, nên ăn ngay sau khi nấu còn với khoai tây luộc còn sót lại, bạn có thể dùng chế biên món salad.
Củ cải trắng. Khi củ cải được hâm nóng trong lò vi sóng sẽ chuyển sang trạng thái axit hóa có thể ảnh hưởng đến ruột non, gây đau bụng.
Trứng. Cho dù là trứng luộc hay trứng chiên, các bạn cũng không nên hâm nóng lại để ăn vì nó có thể tử vong. Trứng có hàm lượng canxi cao, giàu chất dinh dưỡng, vitamin… khi được làm nóng lại dưới nhiệt độ cao, lòng đỏ trong trứng sẽ biến thành chất độc hại cho cơ thể.
Sử dụng lò vi sóng đúng cách để có những bữa ăn dinh dưỡng cho cả gia đinh (Nguồn: slatic.net)
Qua những giải đáp cụ thể về tính năng thực tế của lò vi sóng, có thể bạn đã tìm những kiến thức hữu ích, có giá trị, tích lũy bí kíp nấu nướng cho riêng mình. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý về việc lựa chọn mua chiếc lò vi sóng hiện đại đa năng để tối ưu hóa, hỗ trợ công việc bếp núc hiệu quả bạn nhé.