Vào ngày tạ Táo, đưa tiễn các Táo về chầu Trời, sau khi hóa vàng xong, tro tiền vàng, mũ mã, chân hương, cá chép… đều được thả ra ao, sông, hồ,…. Nếu gia chủ nào dùng cá chép sống để cúng thì mang phóng sinh. Có một thực tế không thể chối cãi rằng: Sau khi cá chép được các gia chủ phóng sinh xong, những người cơ hội đã chờ sẵn để bắt lại và mang ra chợ bán lại cho các tiểu thương. Và vòng quay MUA – BÁN – BẮT cứ liên tục diễn ra trong 1 vài ngày đó.
Giá cá chép cúng ông Công ông Táo cận ngày 23 tháng Chạp có xu hướng tăng do số lượng cá chép thu gom trước đó để phục vụ cho ngày này có hạn còn số lượng người có nhu cầu mua lại quá cao. Nhiều người mua trước thấy rẻ nên tiện mua nhiều để phóng sinh. Cung không đủ cầu. Vì ham lợi nhuận nên giá cá chép khi trong chậu bán còn ít sẽ tăng vọt lên theo từng phút, từng giây.
Chi tiết xem tại:Giá cá chép trên thị trường phục vụ cúng ông Công ông Táo bao nhiêu ?
Khi thiếu cá để bán người ta nghĩ ra việc mua lại từ những người trực đợi các gia chủ cúng xong phóng sinh cá chép thì bắt lại đem bán. Câu hỏi đặt ra là: “Liệu cá chép có thể đưa các Táo lên chầu Trời ? nếu như chưa kịp bơi đi thì đã bị bắt lại…. Websosanh.vn tin rằng tự trong thâm tâm các bạn trả lời được câu hỏi này.
Phóng sinh là một việc làm thể hiện lòng từ bi bình đẳng, mục đích phóng sinh là để đánh thức tâm Bồ đề của chúng sinh (con vật) trước khi phóng sinh. Phóng sinh là thể hiện lòng từ bi của người con Phật, tâm không mong cầu lợi ích cho riêng bản thân mình nhưng phước báu lại to lớn vô cùng.
Hơn nữa, việc phóng sinh cá chép – phương tiện của các Táo là muốn đưa tiễn Táo về chầu Trời để trình báo những việc tốt lành của gia chủ trong năm qua và gửi lời cầu mong may mắn, sức khỏe của các thành viên trong gia đình gia chủ trong năm mới. Vậy bạn có lỡ nhẫn tâm bắt lại những con cá đã được phóng sinh chưa kịp bơi đi để bán tiếp lại một lần nữa?
Tiễn Phật tiễn tận Tây Thiên – Nếu bạn đã mua cá chép sống về cúng thì đừng mắc phải sai lầm này
Cá chép thật sau khi làm lễ được thả phóng sinh mang rất nhiều ý nghĩa. Ngoài việc để đưa ông Táo bay về trời theo quan niệm của dân gian thì tục lệ phóng sinh này còn mang tư tưởng của Phật giáo liên quan đến vấn đề môi trường rất sâu sắc bởi thói quen “phóng sinh cho có lệ” của nhiều người.
Phóng sinh sai cách hóa thành sát sinh tội chồng thêm tội
Phóng sinh sai cách hóa thành sát sinh tội chồng thêm tội. Rất nhiều người hắt cả bát cá hoặc ném, quăng những con cá chép xuống nước mà không cần biết những chú cá đó rơi xuống nước hay rơi vào kè bê tông hoặc đứng ở trên cầu độ cao 5-10m thả rơi tự do xuống lòng sông mà không biết như thế cá được thả có sống được không?
Thả cá chép sai cách không tỏ được lòng thành kính trọn vẹn, còn gây thêm nghiệp khi làm cá chết hoặc thêm thảm họa cho cá, ví như cá đang sống yên ổn ở ao nhà lại bị bắt sống ở nơi ao lạ, cá sống ở nước ngọt lại đem thả ra vùng nước lợ (nhiễm mặn), cá vùng nước mặn đưa vào nước lợ, cá tung tăng bơi lội ở sông ngòi thì đưa vào ao nhà tù túng…
Các hồ trong nội thành, hay sông Tô Lịch, Kim Ngưu (Hà Nội) hoặc kênh Nhiêu Lộc, Tàu Hủ… (ở Sài Gòn) nước ô nhiễm, sau ngày 23 tháng Chạp thì hôm sau cá ngửa bụng trắng, do cá phóng sinh bé tí, thả xuống môi trường lạ, ô nhiễm thì chả mấy con sống nổi, và phóng sinh hóa thành… sát sinh cá.
Không có quy chuẩn chính xác về phóng sinh nhưng hãy lắng nghe trái tim mình, lòng hiếu sinh, thương yêu của con người. Nếu phóng sinh đúng cách, công đức sẽ rất lớn.
Việc cúng tiễn Táo quân chầu trời ngày nay người dân có thể dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy để cúng đều được. Nhưng vì ở đô thị ao hồ bị san lấp hết, không còn chỗ để thả cá nên giờ người ta dùng cá giấy để cúng xong là thiêu hóa áo mão các Táo – đó một cách giản tiện hóa tập tục cho phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Ông Công ông Táo 2018 là ngày bao nhiêu ? Cúng ông Công ông Táo ngày nào tốt ?
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam