Lễ cúng ông táo gồm những gì thì không phải ai cũng biết ngoài ra Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Những lễ vật cúng ông Công, ông Táo như đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
1. Tục cúng Ông Táo về trời
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.
Vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.2. Lễ vật cúng ông Công, ông Táo
– Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Bộ cúng ông Công ông Táo
Bộ vàng mã để cúng ông Công ông Táo
Cá chép để phóng sinh sau khi cúng
– Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường thấy nhất là:1 đĩa gạo1 đĩa muối5 lạng thịt vai luộc1 bát canh mọc1 đĩa xào thập cẩm1 đĩa giò1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)1 đĩa xôi gấc,1 đĩa chè kho1 đĩa hoa quả1 ấm trà sen3 chén rượu1 quả bưởi1 quả cau, lá trầu1 lọ hoa đào nhỏ1 lọ hoa cúc1 tập giấy tiền, vàng mã
3. Bài cúng ông Táo
Hôm nay là ngày…..tháng…. năm..Tên tôi (hoặc con) là… cùng toàn gia ở số nhà… phố…. Phường…Quận… Thành phố hoặc ở Thôn… Xã…. Huyện…..Tỉnh.Kính lạy đức ” Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân” (Có thể khấn thêm) ” Thổ địa Long mạch Tôn Thần” ” Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức Chính Thần” Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lênCảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ Kính mong Thần tâu bẩm giúp cho: Bên trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà Cầu mong giúp đỡ lợi lạc Người người no ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác Muôn trông ơn đức vô cùng Cẩn cốc ( vái 4 vái).
T.T(Tổng hợp)