Nhìn lại những lần Samsung, HTC, Sony và Apple "chơi xỏ" người dùng

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Trước đây đã có không ít lần ngay cả các ông lớn trong ngành CNTT mắc phải các lỗi sơ đẳng khiến người dùng cảm thấy như mình đang bị "chơi xỏ" vậy

Đa số các nhà sản xuất smartphone nói riêng, và trong mọi lĩnh vực nói chung, đều cố gắng hoàn thiện sản phẩm của mình với một mục tiêu duy nhất: phục vụ người dùng. Thế nhưng trước đây đã có không ít lần ngay cả các ông lớn trong ngành CNTT mắc phải các lỗi sơ đẳng khiến người dùng cảm thấy như mình đang bị “chơi xỏ” vậy.

Cùng điểm qua những kỷ niệm “bẽ bàng” của Samsung, Sony, HTC và cả Apple trong bài viết bên dưới đây nhé.

Giờ là smartphone cao cấp nhất, nhưng vài tháng sau thì không

Dưới phương diện người dùng, và đặc biệt là dân chơi công nghệ, họ rất muốn được trải nghiệm cảm giác sở hữu một siêu phẩm smartphone, một thế hệ flag-ship đời mới nhất, và giữ cho cảm xúc đó được kéo dài thật lâu. Thế nhưng trong nhiều năm gần đây, các nhà sản xuất lại vô tình lấy mất đi mât niềm “sung sướng” này của người dùng.

Còn nhớ một vài năm trước đây khi CEO Samsung là ông J.K. Shin công bố phiên bản cập nhật của thế hệ flagship Galaxy S4 (S4 là thiết bị mạnh nhất thời bấy giờ), sử dụng chip xử lý Snapdragon 800 thay vì 600 như phiên bản cũ, và hỗ trợ tính năng kết nối LTE nâng cao. Đáng lẽ, người dùng smartphone phải vui mừng vì những cải thiện đáng kể về hiệu năng, tuy nhiên tâm trạng khi ấy của họ lại hoàn toàn thất vọng.

Lý do là vì đa số tín đồ công nghệ lúc bấy giờ đã sở hữu cho mình một chiếc Galaxy S4, và chẳng hề nghĩ rằng thiết bị của họ nhanh chóng bị một flagship khác thay thế chỉ sau vài tháng như vậy.

HTC dường như cũng không rút ra được bài học cho bản thân, khi mà họ đã tung ra mẫu HTC One M9 vốn không có nhiều điểm mới so với người tiền nhiệm M8 năm ngoái. Và chỉ vài tháng sau, nhà sản xuất Đài Loan cho ra mắt bản One M9+ với hàng loạt cải tiến, đặc biệt là độ phân giải màn hình được nâng lên 2K.

Một ông lớn khác là Sony cũng vướng phải sự thể tương tự. Thậm chí nhà sản xuất này có phần vội vàng hơn nhiều khi liên tục tung ra hai phiên bản Xperia Z2 và Xperia Z3 trong cùng một năm, khiến người dùng chỉ được cảm nhận sự “sung sướng” trong vài tháng ngắn ngủi.

Chỉ có thiết bị mới được hỗ trợ công nghệ mới

Còn nhớ những ngày mà gần như chẳng có ai để ý tới việc cập nhật phần mềm cho điện thoại thông minh. Tuy nhiên khi ấy, các nhà sản xuất luôn cố gằng để tạo ra ít nhất một phiên bản OS mới mỗi năm, và mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

HTC là người đầu tiên đạp đổ quy ước ấy, khi mà hầu hết các thiết bị smartphone vào năm 2014 đều được hỗ trợ nền tảng Android 4.4 KitKat, thì hai phiên bản thuộc năm 2012 của HTC là One X và One X+ đều chỉ có thể chạy ở bản 4.3 Jelly Beans. Điều này khiến người dùng cảm thấy vô cùng bực tức bởi các mẫu smartphone khác thuộc năm 2012 hầu như đều được cập nhật lên bản 4.4 này, trong khi họ thì không.

Khi ấy, HTC đổ lỗi cho nhà cung cấp chip vi xử lý Nvidia, cho rằng phần cứng trên các mẫu One X và X+ không đủ để chạy nền tảng 4.4, và họ sẽ giải quyết vấn đề này. Thế nhưng một thời gian sau, các kế hoạch này dần bị phá sản.

Một ông lớn khác là Microsoft cũng từng chịu không ít tai tiếng, khi đã bỏ qua cả một thế hệ smartphone khi họ cho ra mắt Windows Phone 8. Tất cả những mẫu smartphone dùng WP 7 lúc bấy giờ chỉ có thể cập nhật lên bản 7.8, nhưng chúng còn thiếu quá nhiều tính năng hấp dẫn so với bản WP 8.

Những cải tiến về thiết kế

Apple có một tập hồ sơ theo dõi những phản hồi của người dùng, và Tảo Khuyết có lẽ cũng là nhà sản xuất làm hài lòng các tín đồ của họ nhất. Thế nhưng không phải mọi chi tiết trên những chiếc iPhone đều là cải tiến hơn phiên bản tiền nhiệm của chúng. Trên thực tế, Apple đã không ít lần tìm ra nhược điểm trên iPhone, rồi lại tự vướng vào nó.

Các điểm khoanh vùng là điểm tiếp xúc khiến sóng trên iPhone bị giảm

iPhone 4 là một ví dụ điển hình. Khi mà thế hệ iPhone này sở hữu lớp viền nhôm bao quanh thân máy vô cùng ấn tượng, thì đây cũng chính là nhược điểm của mẫu smartphone này. Chắc chúng ta cũng biết ăng-ten bắt sóng của iPhone không nằm ở phần thân trên, mà chính nằm ở lớp viền bao quanh. Do đó ngay trong quá trình cầm iPhone trên tay và sử dụng, người dùng đã vô tình chặn bớt một lượng sóng di động.

Thế nhưng trong các thế hệ smartphone sau này, bao gồm 4S, 5 và 5 S, vấn đề này vẫn chưa được khắc phục, và người dùng vẫn đôi khi gặp phải các vấn đề về sóng điện thoại. Steve Jobs trong bài phát biểu của mình trước đây đã từng nhận định: “Nguyên do của vấn đề về sóng là do các bạn cầm hoàn toàn sai cách!”. Thế nhưng đối với một chiếc smartphone thì cách cầm như thế nào mới là đúng?

Apple mới đây cuối cùng đã khắc phục được lỗi về sóng di động bằng việc cho ra mắt iPhone 6 và 6 Plus. Thế nhưng họ lại ngay lập tức vướng phải lỗi khác, khiến cho vỏ kim loại của một vài chiếc 6 Plus dễ dàng biến dạng trước một lực tác động vừa phải.

Nguyễn Nguyễn

Theo GsmArena

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Điện thoại di động