Lễ hội chùa Hương
Động hương tích nổi tiếng linh thiêng. (ảnh internet)
Chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Mùa lễ hội ở đây kéo dài từ sau tết Nguyên đán đến tháng ba âm lịch. Du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh núi cao rừng thẳm, suối dài được kết hợp hài hoà giữa một vùng đồng bằng ruộng lúa xanh tươi. Động Hương Tích – nơi chúa Trịnh Sâm đến vãn cảnh động đã tự tay đề lên cửa động “Nam thiên đệ nhất động”.
Giá trị nhất về mặt nghệ thuật điêu khắc là pho tượng Phật Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng bằng đá, có dáng người thon thon, mặt trái xoan, nét thanh tú, đầu đội mũ Bồ Tát. Trong động Hương Tích còn có quả chuông đồng cao 1,24 m.
Người đi hội đông nườm nượp (ảnh internet)
Lễ hội đền Trần
Không biết từ bao giờ câu ca “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” luôn vương vấn trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt như một lời nhắc nhở để mỗi dịp tháng ba, tháng tám hàng năm lại tìm về cội nguồn, cùng hoà mình vào những lễ nghi trang nghiêm, những lễ hội tưng bừng, tưởng nhớ Thánh, Mẫu đã có công sáng lập và gìn giữ vùng đất thiêng này. Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.
Hội đền Trần người dân tri ân công đức của các vị vua Trần (ảnh internet)
Ngày chính hội là mùng 7, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang – tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh).
Lễ hội ngày Tết (ảnh internet)
Lễ hội gò Đống Đa
Hội gò Đống Đa
Đối với người dân Hà Nội nói riêng thì nhắc đếnTết cũng đồng nghĩa là sắp đến lễ hội gò Đống Đa. Mùa lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Tượng vua Quang Trung bên di tích gò Đống Đa
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp Bắc Ninh
Chùa Bút Tháp Bắc Ninh
Tọa lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ 17). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế.
Chùa Bút Tháp có nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo tài tình, có nhiều tượng Phật và cổ vật quý. Pho tượng Quan Âm trong chùa cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và 958 tay nhỏ. Mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung. Toà “Cửu phẩm Liên Hoa” bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh.Đặc biệt là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ.
Lễ hội đền Hùng
Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương “trở về cội nguồn dân tộc” của hàng chực vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài.
Hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính hội. Lễ hội diễn ra tại đền Hùng, Phú Thọ. Cũng như mọi lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội đền Hùng gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội.
Đường lên đỉnh chùa Đồng (ảnh internet)
Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, được coi là một trong những chốn linh thiêng trong hệ thống đình chùa Hà Nội, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, cách trung tâm thủ đô khoảng 4 km về phía tây. Không chỉ người dân mà du khách thập phương muốn cầu tài, cầu lộc đều tìm về phủ Tây Hồ. Đến dịp cuối năm, Phủ Tây Hồ lại đông như trẩy hội với dòng người hành hương trả lễ.
Phủ Tây Hồ (ảnh internet)
Xin sớ ông đồ ngày Tết (ảnh internet)
Yên Tử
Yên Tử, nơi cội nguồn của Phật giáo Việt Nam tọa lạc ở Quảng Ninh. Núi Yên Tử sừng sững như con voi nằm phủ phục, tạo nên một non thiêng Yên Tử vừa uy nghiêm vừa hùng vĩ. Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử trải dài ngót 20km, dọc lộ trình của vua Trần Nhân Tông về Yên Sơn tu hành rồi hiển Phật – chùa Bí Thượng đến chùa Đồng trên đỉnh Yên Sơn cao nhất vùng đông bắc 1.068m.
Đỉnh Yên Tử
Chùa Hoa Yên chùa chính ở Yên Tử
Lễ hội chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân diễn ra từ ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Với ưu thế của một quần thể chùa lớn gồm cả quá khứ và hiện tại, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn ở miền Bắc và là mùa lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam.
Tượng phật ở chùa Bái Đính (ảnh internet)
Chuông đồng ở chùa Bái Đính (ảnh internet)
Chùa Bái Đính có kiến trúc đồ sộ hùng vĩ (ảnh internet)
Phong cảnh hữu tình ở quần thể chùa Bái Đính (ảnh internet)
Đền bà Chúa Kho
Là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất Miền Bắc , mảnh đất này là nơi giao hòa của Tam Giáo Đồng nguyên và cả Đạo Mẫu. Đền Bà Chúa Kho thuộc khu phố Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, nằm trên lưng chừng núi Kho và sát con sông Cầu thơ mộng (xưa có tên là Như Nguyệt). Đền Bà Chúa Kho là một trong những di tích cổ kính thâm nghiêm gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử và văn hiến của quê hương Kinh Bắc- Bắc Ninh. Theo bề dày lịch sử, tín ngưỡng đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ đã có nhiều lớp văn hóa tín ngưỡng của nhiều thời đại. Song điều quan trọng hơn cả là từ lâu đời ngôi đền cổ này đã đi vào tâm linh tín ngưỡng dân gian vô cùng linh thiêng “sở cầu đắc cầu, sở nguyện đắc nguyện” và những năm gần đây là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của nhân dân cả nước. Hàng năm, có tới hàng ngàn lượt khách của khắp các tỉnh thành trong nước hành hương tìm về đền Bà Chúa Kho để cầu phúc, cầu tài, cầu lộc, cầu con, cầu của, cầu bình an và sống hướng thiện.
Hồng Hạnh
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh đầu tiên tại Việt Nam.