Những điều cần biết về lốp không săm

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
So với lốp có săm thông thường, thì lốp không săm cũng không quá đắt, mức giá này là chấp nhận được với những gì mà lốp mang lại cho người dùng

Lốp không săm từ lâu đã trở thành bộ phận phổ biến trên nhiều phương tiện giao thông nhờ những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, với nhiều người thì lốp không săm vẫn có nhiều điểm khiến họ chưa hiểu hết để quyết định dùng, vì mức giá của dòng lốp này thường đắt hơn khá nhiều do với dòng lốp có săm thông thường.

Để giúp bạn có thể hiểu hơn về lốp không săm, Websosanh sẽ đưa đến cho bạn những thông tin chính xác và cơ bản nhất về dòng lốp này trên thị trường.

Lốp không săm là gì?

Mặt cắt cảu một lốp xe không săm

Mặt cắt của một lốp xe không săm

Nếu như cấu trúc bộ lốp có săm thông thường trên các dòng xe máy nhiều người đã quá quen thuộc, thì việc một chiếc lốp mà không có săm bên trong là điều mà không nhiều người biết đến.

Thay vì chứa săm bên trong như những chiếc lốp xe thông thường, bên trong loại lốp không săm được tráng thêm lớp màng halobutyl hoặc chlorobutyl để ngăn không khí thẩm thấu ra ngoài. Do đó, lốp chính là bộ phận giữa hơi cho xe chứ không phải là săm như những chiếc lốp xe thông thường. Khi một vật đâm xuyên qua lốp, không khí thoát từ từ qua lỗ thủng ở lốp – vốn đã bị bít lại bởi chính vật liệu đó. Lốp không săm tự giữ không khí, cũng có khả năng tản nhiệt tốt hơn, đặc biệt là khi được lắp với vành kim loại.

Khi bạn bị dính đinh, thì với khả năng tự giữ hơi trong lốp, thì lốp xe không săm an toàn hơn rất nhiều, nếu không thể vá xe ngay khi bị dính đinh, thì bạn có thể để yên đó mà không nên rút ra vội mà vẫn có thể đi được quãng đường dài một cách an toàn.

Cấu tạo của lốp không săm

Cấu tạo của lốp không săm với nhiều lớp lót nệm và lớp lót halobutyl

Cấu tạo của lốp không săm với nhiều lớp lót nệm và lớp lót halobutyl

Để thực hiện đồng thời nhiệm vụ của cả săm giữ hơi, và lốp tiếp xúc với mặt đường, thì lốp không săm được gia công đặc biệt, với cấu tạo đó, vừa giữ được không khí bên trong không bị thoát ra ngoài, vừa đảm bảo xe có được độ bền, bám đường tốt, đồng thời nhẹ hơn để xe di chuyển được dễ dàng.

Cấu tạo của lốp không săm bao hàm 2 yếu tố quan trọng:

– Lốp được gia cố với nhiều lớp lót nệm

Lốp không săm được gia cố thêm nhiều lớp lót, nệm, giúp lốp có được độ bền chắc đặc biệt. Đồng thời, cũng giúp lốp không bị biến dạng khi bị va chạm.

– Lớp tráng bề mặt

Ngoài việc có được cấu trúc bền chắc hơn dòng lốp có săm thông thường, thì một lớp halobutyl hoặc chlorobutyl được “tráng” trên bề mặt bên trong của lốp. Lớp này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ hơi trong lốp, không để không khí thẩm thấu ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, lớp này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điền đầy vào vết thủng trên lốp, khi bị vật nhọn đâm vào lốp, lớp này sẽ tràn vào khoảng lỗ chống, giữ hơi, giúp hơi không thoát, hoặc thoát ra rất ít, do đó, an toàn hơn cho xe máy khi di chuyển với tốc độ cao.

Lốp không săm có thể vá được

Vá lốp không săm cũng dễ dàng hơn vá lốp có săm thông thường

Vá lốp không săm cũng dễ dàng hơn vá lốp có săm thông thường

Tương tự dòng lốp có săm, khi bị thủng, bạn hoàn toàn có thể vá lốp không săm. Tuy nhiên, kỹ thuật vá lốp không săm hoàn toàn khác với việc vá lốp có săm.

Lốp không săm cần loại keo vá đặc biệt, giúp điền đầy vào khoảng chống, và bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện việc vá lốp không săm một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, việc vá lốp không săm có thể vô tình làm hại lốp, vì các loại keo vá lốp không săm trôi nổi trên thị trường rất có hại cho vành xe, khiến vành xe nhanh chóng bị ăn mòn, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Tham khảo thêm cách vá lốp không săm

Bảng giá các loại keo vá săm

Giá lốp không săm cũng không quá đắt.

Giá lốp không s

Lốp không săm cũng không quá đắt so với lốp săm thông thường

Nếu như những bộ săm lốp thông thường có giá từ dưới 300,000 đồng hoặc cao hơn tùy từng loại xe, thì giá của lốp không săm cũng chỉ ở mức 500,000 đồng trở lên, với từng loại xe.

Như vậy, giá lốp không săm so với lốp có săm đắt hơn khoảng vài ba trăm. Tuy nhiên, với chiếc lốp này, bạn an toàn hơn rất nhiều khi đi xe, và độ bền của dòng lốp này cũng tốt hơn hẳn các loại lốp có săm. Vì vậy, không có lý do gì mà bạn không đầu tư bộ lốp an toàn này cho xe máy của mình.

Xem thêm bảng giá lốp không săm xe máy cập nhật năm 2016

Mong rằng, với những thông tin trên đây, bạn nắm bắt được những thông tin chính xác về lốp không săm, và có cho mình được những lựa chọn chính xác khi chọn mua lốp xe.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

O.N

Tin tức về Đánh giá xe

Cách sạc xe đạp điện chuẩn nhanh đầy mà lại không gây hại cho pin

Cách sạc xe đạp điện chuẩn nhanh đầy mà lại không gây hại cho pin

Xe đạp điện là phương tiện được nhiều người yêu thích và sử dụng phổ biến vì tính tiện lợi, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên như lẽ thường không phải ai cũng biết cách sạc điện đúng cho xe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sạc xe đạp điện chuẩn, đảm bảo an toàn, kéo dài tuổi cho xe.
So sánh Honda Air Blade 125 2023 và Air Blade 125 2022

So sánh Honda Air Blade 125 2023 và Air Blade 125 2022

Về mặt thiết kế không có nhiều khác biệt khi so sánh Air Blade 2023 và Air Blade 2022, tuy nhiên động cơ lại có sự thay đổi lớn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn những điểm đổi mới trên Honda Air Blade 2023 so với phiên bản tiền nhiệm.
Chia sẻ kinh nghiệm để biết xe đạp điện đã sạc đầy bình

Chia sẻ kinh nghiệm để biết xe đạp điện đã sạc đầy bình

Xe đạp điện với nhiều ưu điểm hiện đang là phương tiện được sử dụng phổ biến ở cả thành thị và nông thôn. Trong quá trình sử dụng, một số vấn đề mà nhiều người gặp phải như làm sao để biết xe đạp điện đã sạc đầy, sạc sao cho chuẩn,... Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp chính xác những vấn đề này.
Giải đáp: Xe đạp điện chạy bằng pin hay ắc quy tốt hơn

Giải đáp: Xe đạp điện chạy bằng pin hay ắc quy tốt hơn

Chọn xe đạp điện chạy ắc quy hay pin là câu hỏi luôn “bay nhảy” trong đầu người tiêu dùng bởi ít người hiểu rõ được mặt lợi và hại của hai loại hình lưu trữ năng lượng này. Hãy cùng Websosanh đi tìm hiểu chi tiết nhé.