Những điều cần tránh trong lễ đám hỏi và rước dâu

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Lễ cưới ở Việt Nam có rất nhiều nghi lễ và thủ tục, và những điều sau đây, các cặp đôi cần lưu ý tránh khi làm lễ đám hỏi và rước dâu.

Những điều cần kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi

– Kiêng kỵ trong việc chọn ngày giờ làm lễ

Kiêng nhất chính là chọn ngày không đẹp để tổ chức lễ ăn hỏi, lễ dạm ngõ ha lễ cưới. Chọn ngày đẹp để tổ chức hôn lễ là quan niệm của ông cha ta từ ngày xưa sẽ cho cô dâu chú rể cuộc sống hạnh phúc dài lâu, thuận lợi làm ăn, sinh con đẻ cái. Ngược lại nếu cử hành hôn lễ vào ngày không tốt, sau này vợ chồng sẽ sống không hòa thuận, cuộc sống gia đình gặp nhiều bất trắc.

Ngoài việc chọn ngày hợp tuổi cô dâu chú rể, ngày giờ cưới hỏi còn chọn ngày cưới vào ngày Hoàng đạo, tránh những ngày Hắc đạo, Tam tai, Sát chủ, ngày Rằm, cưới vào ngày có sao Cô thần, Quả Tú, Không phòng, cô dâu sẽ cô quạnh, hiếm con…

Không những thế, người Việt cũng chọn giờ đẹp làm lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu, chọn giờ để chú rể xuất phát đi đón dâu, chọn giờ đẹp để chú rể vào đón cô dâu. Đón xong về đến nhà chú rể lại phải chờ giờ Hoàng đạo mới được vào nhà. Tuy nhiên hiện nay, nhiều gia đình đã lựa chọn cưới xin giản tiện hơn, vẫn tuân thủ các quy định ngày giờ đón dâu nhưng được làm nhanh gọn và không rườm rà.

– Kiêng kỵ đối với cô dâu trong lễ ăn hỏi

Hầu hết mọi người đều có quan niệm rằng, cô dâu tuyệt đối không được để ló mặt ra gặp chú rể khi nhà trai đến nhà gái ăn hỏi vì như vậy cô dâu sẽ bị đánh giá là vô duyên, thiếu lễ phép. Cô dâu phải ở trong phòng riêng, khi người lớn thưa chuyện xong xuôi, chú rể phải vào đón cô dâu thì cô dâu mới được ra ngoài để tiếp nước họ hàng hai bên. Không những thế, cô dâu cũng không được ra tiếp chuyện vì nếu để mẹ chồng nhìn thấy trước chú rể, sau này cô dâu sẽ không được xem trọng.

– Kiêng cắt cau trong lễ ăn hỏi

Người ta kiêng cắt cau trong lễ ăn hỏi vì nếu cắt cau bằng dao hay kéo sẽ khiến cho vợ chồng bị chia cắt sau này. Mọi người thường dùng tay để xé cau.

– Kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài

Bàn thờ gia tiên đối với người Việt Nam thường rất được coi trọng và trọng một ngày đặc biệt như ngày ăn hỏi, bàn thờ càng phải được bày biện thật long trọng. Thường mỗi nhà sẽ lau dọn thật sạch bàn thờ gia tiên, bày biện những vật phẩm đẹp mắt, đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên, các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã…thật đẹp mắt trong lễ ăn hỏi hay lễ cưới. Tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên thắp hương để báo cáo tổ tiên chuyện kết hôn của hai con, mong được tổ tiên phù hộ cho hạnh phúc hai người.

Bàn thờ tổ tiên chính là thể hiện sự chu đáo của gia đình mỗi nhà, đa số các bậc phụ huynh đều lo liệu chu đáo, để tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên. Ngoài ra ở miền Trung khi nhà trai đến phải có người làm mai đi đầu. Lễ vật bao gồm: Trái cây, bánh kẹo, trầu cau và cặp đèn trùng với kích thước chân đèn trên bàn thờ.

Những điều kiêng kỵ khi đi đón dâu

– Kiêng cô dâu ngoái lại nhìn nhà mẹ đẻ khi đón dâu

Người Việt quan niệm rằng nếu cô dâu ngoái lại nhìn nhà mẹ đẻ thì sau này sẽ rất khó để sống tốt và sẽ không lo chu đáo chuyện nhà chồng trong tương lai.

– Kiêng mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng

Nếu mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng sẽ khiến con gái và mẹ đẻ quyến luyến nhau không rời, khóc lóc sẽ khiến chuyện cưới xin không tốt, không may mắn.

– Kiêng đi hai đường khi đón dâu

Nhiều gia đình kiêng kỵ đi đón dâu cả lúc đi và lúc về phải đi một đường, không đi đường khác để tránh điều không may quay về nhà.

– Kiêng khi qua cầu, qua ngã 3, ngã 7 không vứt gạo muối, tiền lẻ

Khi đi qua các cây cầu, ngã 3 ngã 5, ngã 7 cô dâu phải vứt gạo muối, tiền lẻ xuống. Phong tục này hàm ý, đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang.

– Kiêng cho cô dâu mang bầu đi vào từ cửa chính

Người xưa thường nghĩ rằng, cô dâu mà mang bầu trước, đi từ cửa chính sẽ khiến gia đình nhà chồng làm ăn lụi bại. Vì vậy, cô dâu mang bầu phải đi vòng cửa sau để vào nhà. Tuy nhiên, điều này hiện nay đã được nhiều gia đình bỏ đi vì không cần thiết phải kiêng kỵ như vậy.

– Kiêng mẹ chồng đứng chờ con dâu

Ngày xưa, khi đoàn rước dâu về tới đầu ngõ, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác để cô dâu bước vào nhà. Điều này ngụ ý rằng mẹ chồng vẫn nắm quyền hành trong nhà, không muốn con dâu thay thế. Theo quan niệm dân gian, bình vôi là biểu hiện của tài sản trong nhà, hình thức nắm giữ bình vôi chính là nắm giữ tài sản. Ngày nay, tục ăn trầu đã mai một, thay vì cầm bình vôi, người mẹ sẽ cầm chùm chìa khóa thay thế. Khi hai họ đã yên vị được một lúc thì mẹ chồng mới xuất hiện để đón con dâu và đi chào, cảm ơn hai họ. Ngày nay không có bình vôi, mẹ chồng cầm chùm chìa khóa thay thế. Khi hai họ đã yên vị được một lúc, mẹ chồng mới xuất hiện để đón con dâu và đi chào, cảm ơn hai họ.

G.H

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Cuộc sống

Tổng hợp giá các loại hạt, mứt và trái cây sấy đón tết 2025

Tổng hợp giá các loại hạt, mứt và trái cây sấy đón tết 2025

Như mọi năm, dịp Tết đến xuân sang những món quà biếu Tết và dùng để tiếp đón khách ngày Tết như các loại hạt dinh dưỡng, trái cây sấy, mứt Tết, ô mai được mọi người quan tâm. Cùng tìm hiểu các sản phẩm này và mức giá của từng loại trong bài viết dưới đây.