Trò chuyện giúp làm gia tăng sự phát triển bộ nhớ của trẻ
Chúng ta đều biết rằng trẻ em có một trí nhớ rất tuyệt vời, thời thơ ấu là gian đoạn tốt nhất để trẻ phát triển hết khả năng của bộ não và trí nhớ cũng vậy, do đó hiểu về khả năng của trẻ trong từng giai đoạn và các cách kích thích phù hợp sẽ giúp cha mẹ nuôi dạy những đứa trẻ thông minh.
Bộ nhớ của trẻ 3 tuổi có khả năng lưu trữ và gơi lại các thông tin và kinh nghiệm mà trẻ đã trải qua theo thời gian, thậm chí trẻ có thể nhớ lại các đặc điểm mà trẻ có ấn tượng đối với sự vật xung quanh xảy ra từ vài năm trước.
Trước 3 tuổi thì bộ nhớ của trẻ em đã hoạt động, tuy nhiên trẻ chỉ có khả năng nhận ra một sự việc được lặp lại từ trước đó và còn hạn chế trong việc tự nhớ ra một vấn đề khi không có các kích thích từ bên ngoài.
Trò chuyện với cha mẹ giúp trẻ phát triển kĩ năng ghi nhớ (ảnh internet)
Trẻ trước khi đến tuổi đi học sử dụng ngôn ngữ để mã hóa và so sánh các thông tin đối với những lần tiếp thu thông tin sau đó, vì vậy cha mẹ cần dành thời gian để trò chuyện với con về các sự kiện xảy ra trong ngày để giúp trẻ phát triển bộ nhớ và quá trình nhớ lại thông tin một cách có chủ động.
Do đó, đối với trẻ trong giai đoạn này, việc được trò chuyện với cha mẹ về sự kiện xảy ra trong ngày là việc quan trọng nhất để làm gia tăng sự phát triển của bộ nhớ và quá trình gợi nhớ trong não trẻ, từ đó giúp cho trẻ có được những liên kết tốt hơn trong não bộ và giúp bộ nhớ của trẻ phát triển đầy đủ nhất.
Tạo niềm tin cho trẻ để trẻ tự do phát triển
Cha mẹ cần tôn trọng sự phát triển của trẻ và biết cách hỗ trợ trẻ (ảnh internet)
Nhà nghiên cứu người Nga Vygotsky tin rằng nhận thức nâng cao thông qua tương tác xã hội và giải quyết vấn đề. Công việc của Vygotsky cho thấy rằng với sự hỗ trợ am hiểu và có kiến thức của người lớn hoặc sự tương tác và chỉ bảo của những trẻ hơn tuổi, giúp tăng đáng kể khả năng của trẻ em miễn là sự tương tác không vượt quá mức độ kỹ năng hiện tại của trẻ.
Nhà nghiên cứu Vygotsky cũng nhận thấy rằng, khi trẻ phát triển tới một tư duy độc lập với nhiệm vụ đầy thử thách, chúng sẽ tự nói chuyện một mình. Hiện tượng này còn được gọi là ngôn ngữ cá nhân rất phổ biến ở trẻ em lứa tuổi 3-7. Sau đó, trẻ biến đổi thành giọng nói bên trong hay tư tưởng trong đầu không cần nói ra, mặc dù đôi khi những điều đó khá khó hiểu đối với trẻ khiến trẻ phải cố gắng suy nghĩ. Theo Vygotsky, trẻ em sử dụng ngôn ngữ theo cách này là nền tảng của kỹ năng kiểm soát các chức năng của trẻ, bao gồm cả sự chú ý, ghi nhớ, lập kế hoạch, kiểm soát xung động..
Những lúc như vậy, cha mẹ cần dành sự tôn trọng những suy nghĩ và hành vi của trẻ, mặc dù những lúc trẻ nói chuyện một mình và lờ đi mọi thứ xung quanh, hoặc bạn thấy bất ngờ khi thấy trẻ trò chuyện một mình khi ở nhà, thái độ và phản ứng của cha mẹ lúc này là điều có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ, nếu như bạn tỏ ra thoải mái và vui vẻ với con và khuyến khích con có những hoạt động tự trò chuyện nội tâm tương tự thì bé sẽ cảm thấy tự tin hơn và phát triển tốt hơn, các kĩ năng như suy nghĩ sâu sắc, sự tập trung chú ý của trẻ cũng sẽ được rèn luyện một cách tự nhiên và đầy say mê.
Hiểu được đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo
Trẻ mẫu giáo có tư duy vững chắc trong giai đoạn Piaget gọi là giai đoạn (trước khi tư duy logic của trẻ định hình thường từ 2-7 tuổi). Trong khi các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi nếu trẻ tư duy không có sự logic như Piaget Ấn định, bất cứ ai đã dành thời gian chơi với trẻ có thể biết trẻ suy nghĩ khác so với người lớn như thế nào. Điều mà cha mẹ cần làm lúc này là hiểu được các đặc điểm tư duy cơ bản và các đặc điểm tư duy riêng của con bạn và dùng những lí giải phù hợp để con hiểu mọi việc một cách đúng đắn, miễn là việc làm này không quá mức độ phát triển của con.
Cha mẹ cần hiểu và tôn trọng đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo (ảnh internet)
Trẻ mẫu giáo chưa có khả năng tư duy đảo ngược: ví dụ như 3+3 = 6 thì 6-3 = 3, trẻ hiểu rằng gãy xương thì không có khả năng liền lại và cảm thấy lo lắng về điều đó..
Ngoài ra, trẻ cũng không hiểu được việc thay đổi hình dạng một vật sẽ không làm thay đổi khối lượng, số lượng của vật đó. Trong thí nghiệm nổi tiếng với đồng xu, Piaget đã chứng minh rằng cho đến khoảng 6 tuổi, trẻ em sẽ nói rằng sự các đồng xu nằm rải rác có nhiều hơn so với lượng đồng xu khi được xếp gọn, mặc dù chính trẻ là người đếm những đồng xu. Piaget giải thích bằng việc chỉ ra rằng sự tư duy logic của trẻ trong giai đoạn này được quyết định bởi nhận thức cảm quan của chúng chứ không phải từ các nguyên do.
Trẻ em có suy nghĩ không theo logic đối với rất nhiều khái niệm xung quanh chúng. Ví dụ, trong khả năng phân loại của trẻ, trẻ không thể được hiểu rằng một trong những đối tượng có thể được phân loại nhiều cách khác nhau. Ví dụ, trẻ em có thể nói có rất nhiều bạn nữ hơn các trẻ em trong một lớp học, hoặc rằng trẻ không muốn trái cây cho bữa ăn, chúng muốn một quả lê. Tương tự, trẻ sẽ có cách khái quát chung chung không rõ ràng đối với các hiện tượng. Ví dụ, một đứa trẻ có thể gọi tất cả động vật bốn chân “chó”, hoặc tất cả mọi người với mái tóc màu xám là “bà.” Điều bạn cần làm lúc này đó là giúp con phân biệt chi tiết được các sự việc, sự vật.
Ngoài ra, trẻ mẫu giáo thường dựa trên lý luận liên tục của sự việc, theo đó trẻ tin rằng những điểm tương đồng giữa hai đối tượng hoặc chuỗi sự kiện cung cấp bằng chứng về nguyên nhân và kết quả. Ví dụ, nếu một đứa trẻ nhìn thấy của giáo viên tại trường trong buổi sáng và sau khi trẻ ra về, trẻ có thể tin rằng cô giáo sống ở trường. Tương tự, nếu bạn bè của trẻ nói tiếng ý và ăn mì ống, trẻ có thể tin rằng ăn mì ống sẽ khiến cho một người trở thành người Ý.
Trong những ví dụ này, chúng ta thấy những suy nghĩ của trẻ được điểu khiển bởi cảm quan của chúng. Như một phần mở rộng, trẻ bộc lộ tư duy cảm quan, huyền ảo nhờ đó mà chúng tin rằng nếu chúng muốn một cái gì đó thì chúng sẽ có sức mạnh để làm cho nó xảy ra.
Hồng Hạnh
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam