Những lưu ý khi tiêm cho bé Vac-xin 5 in 1 mẹ nhất định phải biết

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Vac-xin 5 in 1 là loại vacxin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật. Nhưng nó cũng có những tác dụng phụ đem lại mối nguy hại cho con trẻ nếu không được theo dõi kỹ lưỡng

Điều cần biết về Vac-xin 5 in 1

* Công Dụng:

Vacxin 5 trong 1 là vacxin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi – viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B), được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định về chất lượng.

Có thể nói đây là một nguồn vắc xin giá trị có giá thành phù hợp với các nước nghèo, nhận nguồn vắc xin viện trợ, hàng trăm triệu trẻ em đã được dùng miễn phí phòng bệnh dịch.Cũng có loạt Quinvaxem có sự cố khi sản xuất năm 2010 mà WHO đã công bố. Hiện nay, WHO vẫn khuyến nghị tiêm hai loại vacxin trên mà Việt Nam đang tiêm miễn phí

Điều quan trọng là mặc dù công dụng của nó rất hữu ích nhưng cũng có những trường hợp tử vong do loại vac-xin này.

** Tác dụng phụ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Sau khi tiêm xong các bé sẽ gặp phải 1 số phản ứng phụ , những phản ứng này chỉ nhẹ và chỉ xuất hiện trong vòng 2-3 ngày sau tiêm vắc xin như:

– Sưng/đỏ/đau nơi tiêm

– Sốt nhẹ dưới 38 độ

– Quấy khóc khó chịu nhiều hơn bình thường

– Ăn/bú kém hơn

Sau khi tiêm bé có thể bị sốt nhẹ và quấy khóc

Sau khi tiêm bé có thể bị sốt nhẹ và quấy khóc

Sau tiêm chủng cần chú ý đến trẻ, cho trẻ bú nhiều hơn, cho bú khi trẻ thức, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ, khi trẻ sốt cần phải đo nhiệt độ, lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Trường hợp sốc phản vệ có thể gặp và cách sơ cứu

* Sốc phản vệ là gì

Là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine, sau vài phút, trẻ sẽ có biểu hiện sốc. Hiện tượng này gồm nhiều triệu chứng và đôi khi đe dọa đến tính mạng trẻ.

** Dấu hiệu nhận biết

Nó thường xuất hiện ngay sau hoặc trong khi tiêm như : vật vã, mề đay, phù, ban đỏ, huyết áp tụt, nghẹt thở, co giật, hôn mê….

– Phản ứng quá mẫn tính cấp: Thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở mặt hoặc phù nề toàn thân, cần dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Trường hợp phản ứng nặng cần cho thở oxy và xử trí như sốc phản vệ.

Khi trẻ có triệu trứng sốt cao cần theo dõi sát sao cung cấp đủ nước đảm bảo như cầu dịch và dinh dưỡng

Khi trẻ có triệu trứng sốt cao cần theo dõi sát sao cung cấp đủ nước đảm bảo như cầu dịch và dinh dưỡng

– Sốt cao (> 38,5oC): Trẻ cần uống nhiều nước, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Dùng thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn cho trẻ em như acetaminophen. Trong trường hợp sốt cao không đáp ứng với acetaminophen đơn thuần có thể phối hợp thêm ibuprofen (chỉ uống thuốc này nếu sau 1 đến 2 giờ không thấy hạ nhiệt khi đã uống acetaminophen và trẻ không có chống chỉ định với ibuprofen). Có thể tiến hành lau mát hạ sốt với nước ấm hoặc nước thường để điều trị các biến chứng co giật nếu có.

– Khóc thét không nguôi, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét: Hiện tượng này thường dịu đi sau 1 ngày. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm đó, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

– Co giật: Thường là những cơn co giật toàn thân. Trong trường hợp này, cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thông đường thở, hút đờm rãi, thở ôxy. Dùng thuốc chống co giật như diazepam và/hoặc thuốc chống co giật khác theo đúng phác đồ xử trí co giật của bác sĩ.

– Áp-xe: Tại chỗ tiêm sờ thấy mềm hoặc có dò dịch, có thể là áp-xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn. Điều trị bằng chích rạch và dẫn lưu, dùng kháng sinh nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn.

– Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng. Cần điều trị sốt nếu có theo phác đồ điều trị sốc, kháng sinh và điều trị các biến chứng.

*** Sơ Cứu

– Gọi cấp cứu nếu thấy bé có dấu hiệu khó thở hoặc bất tỉnh

– Để trẻ trong tư thế nằm, kê hai chân để tránh nguy cơ bị sốc, đặt nằm nghiêng sang bên trái nếu trẻ bị nôn để tránh chất nôn rơi vào đường thở.

– Nói chuyện liên tục để trẻ giữ nhịp thở và tránh bị kích thích.

– Đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Sơ cứu cần kịp thời và tuân thủ đúng trình tự cấp cứu.

Lưu ý

Khi sức khỏe của trẻ không đảm bảo hoặc đang mắc các vấn đề như cảm lạnh, sốt, chàm, phát ban, vàng da, ….mẹ không nên đưa con đi tiêm chủng.

Khi sức khỏe của trẻ không đảm bảo hoặc đang mắc các vấn đề như cảm lạnh, sốt, chàm, phát ban, vàng da, ….mẹ không nên đưa con đi tiêm chủng.

Không tiêm Vac-xin 5 in 1 cho trẻ nếu tiền sử có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) hoặc vắc xin viêm gan B như:

+ ) Sốt 40ºC trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

+ ) Sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

+) Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.

+) Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.

– Khi sức khỏe của trẻ không đảm bảo hoặc đang mắc các vấn đề như cảm lạnh, sốt, chàm, phát ban, vàng da, ….mẹ không nên đưa con đi tiêm chủng.

– Không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin có thể không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ.

* Trong quá trình tiêm, nên quan sát những gì?

Người mẹ nên chú ý quan sát kỹ:

-Vắc xin của con có được lấy nguyên hộp từ tủ lạnh không?

– Hạn sử dụng của vắc xin, tên và nước sản xuất vắc xin.

– Ống nước pha và quy trình pha thuốc của y tá thực hiện tiêm có đúng không.

** Nên hỏi bác sỹ những gì trước khi rời phòng tiêm

– Bé có thể bị các tác dụng phụ nào?

– Tôi nên làm gì nếu bé xuất hiện các tác dụng phụ đó?

– Dấu hiệu nào đáng lo?

– Khi nào con tôi tiêm phòng tiếp theo?

*** Khi đi tiêm

– Cho trẻ ăn mặc đơn giản, tránh ủ ấm hay mặc nhiều lớp áo để việc thao tác tiêm được nhanh và chính xác.

– Không cho trẻ ăn/bú quá no hoặc để quá đói khi tiêm.

– Thông báo cho bác sĩ nếu bé có tiền sử bị sốc phản vệ ở những lần tiêm trước để có hướng điều trị thích hợp.

– Theo dõi trẻ trong 30 phút sau khi tiêm, chườm mát vết tiêm.

– Về nhà, bậc phụ huynh nên tiếp tục theo dõi con, và đến ngay bệnh viện, sở y tế nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường như: Sốt cao ≥ 38,5oC, nổi ban, co giật, tím tái, các triệu chứng quấy khóc kéo dài hơn 24 giờ.

– Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm, đặc biệt là những mũi tiêm chủng thì cần tuân thủ những nguyên tắc và theo dõi sát sao sau khi tiêm.

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Sản phẩm cho bé

Tổng hợp các dòng sữa Vinamil hộp bé và mức giá

Tổng hợp các dòng sữa Vinamil hộp bé và mức giá

Sữa Vinamilk hộp bé được nhiều phụ huynh tìm kiếm cho con vì có dung tích vừa phải với nhu cầu năng lượng của các bé nên tiện lợi hơn khi dùng. Các dòng sữa Vinamilk hộp nhỏ 110ml dưới đây phù hợp cho các bé từ 1 tuổi, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Cập nhật các chương trình khuyến mãi sữa Kun dịp Tết 2025

Cập nhật các chương trình khuyến mãi sữa Kun dịp Tết 2025

Lì xì khuyến mãi Tết 2025 dành cho sản phẩm sữa chua uống Kun hiện đang diễn ra, bên cạnh đó các chương trình quà tặng trúng thưởng với các giá trị lớn cũng được Kun tung ra để chào đón dịp Tết 2025 sắp tới. Cập nhật ngay cùng Websosanh.vn bạn nhé!
Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Sữa chua Gotz là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi nhờ hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt không chứa các chất phụ gia nhân tạo. Giá cả hợp lý và công dụng sức khỏe đã giúp Gotz trở thành một sản phẩm quen thuộc và an toàn trong nhiều gia đình.